Câu hỏi:
12/07/2024 1,369Bài văn dưới đây có mấy đoạn, nêu tóm tắt nội dung từng đoạn:
Hạng A Cháng
Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:
– A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá Đẹp quá!
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ.Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cây mới thấy hết vẻ đẹp của anh.
Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cây. Cái cây của người Mông to nặng, bắp cây bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng!" và bây giờ chỉ còn chăm chấm vào công việc... Hai tay A Cháng nắm đốc cây, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cây, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tại phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sã cây thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp...
Sức lực trần trễ của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Mông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.
Theo MA VĂN KHÁNG
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bài văn được chia làm 4 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến cái cột đá trời trồng
Nội dung: Đoạn 1 giới thiệu về nhân vật Hạng A Cháng qua lời khen của các cụ trong làng
- Đoạn 2: Từ “Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng đến hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận”
Nội dung: Đoạn 2 miêu tả về ngoại hình của Hạng A Cháng
- Đoạn 3: Từ “Tới nương, A Cháng mắc cày xong đến những bước chân ngắn, gấp gáp”
Nội dung: Đoạn 3 miêu tả về hoạt động và tính cách của Hạng A Cháng
- Đoạn 4: Từ “Sức lực tràn trề đến hết”
Nội dung: Đoạn 4 nêu lên cảm nghĩ về Hạng A Cháng
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một sự việc hoặc một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) trong Bài 2
b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong tác phẩm mà em đã đọc ( hoặc đã nghe) về bình đẳng giới
Câu 2:
Chọn 1 trong 2 đề sau
a) Viết đoạn văn nêu một phẩm chất cần có của thiếu nhi và những việc em sẽ thực hiện để có phẩm chất đó. Trang trí hoặc vẽ hình minh hoạ cho bài viết.
b) Viết đoạn văn giới thiệu một bạn trong lớp mà em quý mến (giấu tên), sao cho bạn khác đọc ( hoặc nghe) đoạn văn có thể biết em viết về ai. Trang trí hoặc vẽ hình minh hoạ cho bài viết.
Câu 3:
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, một bài thơ) về bình đẳng giới (những phẩm chất tốt của bạn nam, bạn nữ; cách cư xử tôn trọng, bình đẳng với bạn khác giới;…)
- 1 bài văn tả người (hoặc 1 bài báo về bình đẳng giới)
Câu 4:
Viết lại đoạn văn dưới đây, sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
Ai cũng khen bạn Vân (lớp trưởng lớp tôi) là một cán bộ gương mẫu. Thực ra, lúc đầu, chúng tôi (mấy anh chàng hay coi thường con gái) không tin Vân làm được lớp trưởng. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả lớp đều bị Vân thuyết phục…
Theo KIM NGÂN
Câu 5:
Quan sát một người bạn đang học tập ( hoặc lao động, vui chơi), ghi lại kết quả quan sát theo gợi ý sau:
Câu 6:
Tìm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện dưới đây:
Một hôm, Hưng chạy chơi đâu về, thấy một vết mực loang trên bức tranh chiếc tàu thuỷ – bức tranh mà Hưng vừa mới vẽ, tô màu cẩn thận. Hưng nghĩ ngay là anh Hà đánh đổ mực vào bức tranh. Hưng và lên khóc.
– Làm sao thế con? – Mẹ hỏi.
– Anh Hà... – Hưng vừa nói vừa khóc nức nở. – Anh Hà đánh đổ mực ra tranh của con!
– Không phải đâu. – Mẹ nói. – Tại con mèo đấy. Lúc nãy, nó làm đổ mực tung toé, anh Hà đã lau bản và lọ mực, nhưng tranh của con thì không lau được.
Đêm hôm ấy, nằm cạnh anh Hà, Hưng rất khó ngủ và hình như anh Hà cũng thế. Hưng cố gắng lấy can đảm làm lãnh trước...
Câu 7:
Đọc lại và tóm tắt bài Hạng A Cháng (trang 22) hoặc bài Chị Hà (trang 23) theo gợi ý sau:
a) Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về ngoại hình của nhân vật?
b) Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hoạt động tính cách của nhân vật?
c) Để miêu tả các đặc điểm trên, tác giả đã quan sát bằng những cách nào?
về câu hỏi!