Danh sách câu hỏi
Có 36,482 câu hỏi trên 730 trang
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: tiên tiến, lưu truyền, tuyên truyền, tài sản, tinh thần, phát huy, vật thể
- Di sản văn hoá là sản phẩm vật chất và …………… có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được ............... từ đời này sang đời khác.
- Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hoá ……….. và di sản văn hoá phi vật thể.
- Di sản văn hoá là ……....... của dân tộc; thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam ………….. đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.
- Mỗi chúng ta cần phải tôn trọng, tự hào, giữ gìn và ………. giá trị di sản văn hoá dân tộc; đồng thời chấp hành, …………. quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: lời hứa, phê phán, tin tưởng, kính nể, trách nhiệm, lòng tin
- Chữ tín là sự ……….., niềm tin giữa người với người. Giữ chữ tín là coi trọng ……… của mọi người đối với mình.
- Biểu hiện của việc giữ chữ tín là biết giữ ............., đúng hẹn, hoàn thành nhiệm vụ,...
- Chữ tín trong cuộc sống vô cùng quan trọng. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, ...................... và dễ dàng hợp tác với nhau,...
- Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có ..................... đồng thời ................... những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín.
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
PHÙNG HU NU - TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN
Tâm sự cùng Nu chúng tôi được biết, Nu là người dân tộc Hà Nhì, sinh ra trong gia đình thuần nông tại bản Gò Khà, xã Thu Lũm, cách thị trấn Mường Tè 100 km. Lớn lên trên mảnh đất biên giới xa xôi từ nhỏ, chứng kiến những khó khăn mà gia đình và người dân nơi đây phải gánh chịu, Nu đã sớm nuôi ý chí vươn lên, cố gắng học tập để mai này trở thành người có ích cho quê hương, xã hội.
Vốn cần cù, chịu khó, Nu luôn chủ động, tự giác trong việc học tập và có tính tự tập trong cuộc sống. Trên lớp, Nu chú ý nghe thầy cô giảng bài, hăng say phát biểu. Mỗi giờ ra chơi, Nu còn tranh thủ giúp các bạn trong lớp giải bài tập khó hoặc ngồi ôn lại những kiến thức thầy cô đã giảng, những bài nào khó, không hiểu chủ động hỏi thầy cô. Nu nói: “Với em kiến thức là vô tận, nhưng cốt lõi vẫn là phải nắm chắc kiến thức trên lớp. Ngoài ra, em còn tham khảo thêm các dạng sách nâng cao để bổ trợ cho kiến thức của bản thân.”
Câu hỏi:
- Em hãy nêu những việc làm thể hiện việc học tập tự giác, tích cực của Nu trong thông tin trên.
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: quyết tâm, nhắc nhở, chủ động, kiến thức, mục đích
- Học tập tích cực, tự giác là ............. thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
- Học tập tích cực, tự giác được thể hiện qua việc xác định đúng……….. học tập; lập thời gian biểu khoa học, hợp lí; ............. thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
- Học tập tích cực, tự giác giúp chúng ta có thêm .........., mở rộng hiểu biết, gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng.
- Học sinh phải rèn luyện tính tích cực, tự giác trong học tập; đồng thời cần ……… và giúp đỡ những bạn chưa tích cực, tự giác trong học tập để cùng nhau tiến bộ.
Em hãy đọc câu chuyện sau và thực hiện yêu cầu.
BÁT CHÈ XẺ ĐÔI
Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con.Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi!
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục: - Ăn đi, Bác cùng ăn...
- Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về.
Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin.
- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.
- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn ra rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng rồi...
Câu hỏi:
- Em cảm nhận gì về hành động của Bác trong câu chuyện trên?
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: đồng cảm, đặt mình, chú ý, vị trí, đời sống, hành động, khích lệ
- Quan tâm là thường xuyên ………… đến người khác. Cảm thông là …………… vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ. Chia sẻ là sự …………. san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.
- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,... hay những …………. hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.
- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa trong ………… xã hội hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau..
- Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ cần quan sát, lắng nghe, đặt mình vào ………. của người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. Bản thân mỗi học sinh cần chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và động viên, ……… bạn bè cùng thực hiện. Đồng thời, cần góp ý, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
ANH HÙNG ĐINH NÚP
Anh hùng Đinh Núp, sinh năm 1914 ở làng Stơr, đã chỉ huy đội tự vệ đầu tiên của làng với trên 40 người, rồi phát động và lãnh đạo dân làng chống Pháp từ trước Cách mạng tháng 8/1945.
Từ năm 1950 đến năm 1951, Pháp đã tổ chức 10 cuộc hành quân lên đốt làng, phá rẫy nhưng đều bị đánh bại. Bằng vũ khí thô sơ như: chông tre, bẫy đá, cung tên,... anh hùng Đinh Núp đã cùng dân làng dựa vào núi rừng hiểm trở để giăng bẫy, tiêu diệt quân địch. Ông là người đồng bào Ba Na đầu tiên được kết nạp Đảng và tập kết ra Bắc năm 1954, Đinh Núp được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1955.
Câu hỏi:
- Cho biết nhận xét của em về những hành động của anh hùng Đinh Núp.