Danh sách câu hỏi
Có 25,984 câu hỏi trên 520 trang
Em hãy dọc các trường hợp, quan sát hình ánh duới đây và cho biết các hành vi tiêu dùng thông minh trong mỗi trường hợp đó.
Trường hợp 1. Hằng tháng,Tâm duợc bố mẹ cho một số tiền nhỏđể chi tiêu. Để có thể cân đối thu chi, Tâm thường lập danh sách các khoan chi tiêu sao cho phù hợp với số tiền mình có. Mỗi lần mua hàng, Tâm đều tìm hiểu kĩ thông tin về sản phẩm để đưa ra quyết định mua sǎm thứ gì, ở đâu và làm thế nào để mua được thứ mình cần với giá hợp lí nhất. Nhờ vậy, mỗi tháng Tâm đều tiết kiệm được thêm một số tiền nhỏ để thực hiện mục tiêu tài chính của mình.
Trường hợp 2. Đầu nǎm học,hai bạn H và T đều dự đnh mua máy tính để phục vụ cho việc học tập. Trước khi mua, H đã tự tìm hiểu thông tin về chất lượng, giá cả,chế độ bảo hành sản phẩm,... của các loại máy tính. H còn hỏi anh trai là người am hiếu về các dòng máy tính trước khi ra quyết định. Vì vậy,H đã tiết kiệm được 1 triệu dồng so với dự kiến ban đầu. T thì không tính toán kĩ trước khi mua nên mặc dù sốtiền bỏ ra nhiều hơn H nhưng máy tính của T lại có chất lượng kém hơn.
Truờng hợp 3. Lan đang muốn mua một chiếc máy tính cầm tay để phục vụ cho việc học tập. Vì không thông thao các dòng máy tính nên Lan đã hỏi các bạn trong lớp. Một số bạn đã đưa ra những gợi ý liên quan đến thông tin về chất lượng, kiểu dáng, giá cả qua nhiều kênh khác nhau để giúp Lan lựa chọn sản phâm hợp lí nhất
Anh Hoàng và chị Hằng xây dựng gia đình với nhau và có một bé gái học lớp 2. Trước đây khi làm việc ở gần nhà, anh đảm nhận việc đưa đón con đi học hằng ngày. Sang năm mới, anh Hoàng thường xuyên phái đi công tác xa, với những chuyến đi dài ngày. Từ khi anh Hoàng hay đi công Thời gian đầu chị Hằng rất khó khăn, mệt mỏi, tưởng chừng không chiu đựng được. Nhưng chị không hề kêu ca, phàn nàn, mà đã tìm cách khǎc phục, vượt qua hoàn cảnh. Thời gian trôi qua, chị Hằng quen dần với hoàn cảnh vắng chồng ở nhà, đảm đương việc chăm sóc và đưa đón con đi học mỗi ngày.
a) Trong trưòng họp trên, chị Hằng đã thích nghi với thay đổi trong cuóc sống của gia đình mình như thé nào?
b) Vì sao chị Hằng đã đảm đương được công việc của gia dình khi không có chồng chị ở xa nhà?
Do công ty X thay đổi mặt hàng xuất khẩu, bố mẹ Hà phải chuyển đổi nghề nghiệp nên cuộc sống lao động và sinh hoạt của gia đình Hà bịxáo trộn. Bố mẹ của Hà phải từ bỏ nghề cũ để đi học nghề mới, rồi phải làm việc theo ca kíp với giờ giấc khác nhau nên giờ đây Hà phải làm thay bố mẹ nhiều công việc nhà. Cuộc sống gia đình thay đổi, bố mẹ Hà sắp xếp lại thời gian, theo học nghề và làm quen với công việc mới. Trước sự thay đổi công việc của bố mẹ, Hà phải làm một số công việc thay bốmẹ như nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc gia cầm, làm giảm thời gian học hành và vui chơi. Hà đã chia sẻ với Ngân cũng có hoàn cảnh khá giống mình và được Ngân góp ý cho cách khắc phục khó khăn. Nghe theo góp ý của Ngân, Hà chủ động lên kế hoạch hằng ngày, giảm bớt một số hoạt động vui chơi, sắp xếp thời gian hợp lí cho từng công việc ở nhàvà ở trường. Hà đã từng bước khắc phục, thích ứng được với hoàn cảnh mói này.
a) Những thay đổi nào đã dến với Hà và gia dình trong tình huống trên?
b) Hà đã ứng xử như thế nào với những thay đổi đến với gia đình mình? Điều đó mang lại kết quả gì cho Hà và gia đình?
Anh Quang đang học nǎm thứ hai của một trường đại học thì bố của anh lâm bệnh nặng, không lao động được và phải chữa chay tốn kém. Hoàn cảnh của gia đình làm cho anh không còn khả năng theo học nữa. Anh Quang cảm thấy hoang mang, lo lắng. Nhưng rồi bình tĩnh lại, cùng với sự góp ý, động viên của người thân và bạn bè, anh Quang quyết định tạm dừng, bảo lưu học đại học để lao động kiếm tiền chữa bệnh cho bốtrong lúc gia đình gặp khó khăn. Sau gần một năm, bệnh tình của bố anh đỡ đi rất nhiều, gần như khỏi hẳn. Không từ bỏ nguyện vọng đại học, anh Quang làm thủ tục nhập học lại ở trường học trước của mình.
a) Trong tình huống trên, anh Quang đã làmn gì để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống của gia đình mình?
b) Anh Quang đã có biện pháp nào để vượt qua khó khăn, thử thách do hoàn cảnh thay đổi? Điều đó đã mang lại kết quả gì cho anh Quang và gia đình?
Do ảnh hướng của biến đổi khí hậu, mấy năm gần đây sạt lở đất xuất hiện nhiều ở quê V, làm cho cuộc sống của mọi gia đình không được an toàn. Chính quyền huyện đã quyết định di chuyển gia đình V và H cùng một số gia đình khác trong ấp đến nơi ở mới để bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân. Ở nơi mới, việc đi lại, học tập và lao động của mọi người đều bị xáo trộn, gặp nhiều khó khăn. Do không quen với việc phải đi học xa nhà, V hay phàn nàn về đường đi học xa, mệt mói nên hay bỏ học. Qua một học kì, việc học hành của V giảm sút hắn. Còn gia đình H ngay từ những ngày đầu đến nơi ở mới đã xác định vượt qua khókhăn, thay đối cách sống để làm quen với cuộc sống ở nơi mới, từ đi lại đến học tập, lao động. Từng bước, mọi người trong gia đình quen dần với cuộc sống của nơi ở mới; riêng H, việc học hành không bị ảnh hưởng, H vẫn học giỏi như trước.
a) Những thay đối nào đã đến với cá nhân và gia đình của các nhân vật trong truòng hop trên?
b) Mọi người trong gia đình đã ứng xử như thé nào với những thay đổi? Điều dó mang lại kết quả gì cho bản thân và gia đình của mỗi nhân vật?
Em hãy cùng các bạn thào luận và đưa ra cách thực hiện quán lí thời gian hiệu quả trong các tình huống dưới đây:
Tình huống 1. Mỗi ngày, V đều tất bật với lịch học tập,choi thé thao,Sau khi ăn uống, vệ sinh cá nhân, bạn lại làm bài tập tới tận đêm khuya., kết quá học tập c cǔng cám tháy bối rối không biết phái làm gì trước, sau.
Tình huống 2. Mỗi khi làm bài về nhà, những môn không yêu thích G thưòng để lại cuối cùng, hoặc tới gần hạn chót mới làm. Do đó, nhiều lần G không hoàn thành được bài tập như dự định hoặc phải thức rất muộn mới hoàn thành được.
Tinh huống 3. B có thể hoàn thành phiếu bài tập về nhà trong thời gian 1 giờ nhung B thường vừa làm bài, vừa nói chuyện với các bạn trên mang Internet, vừa chơi điện tử nên mất đến 3 giờ mới hoàn thành phiế u.
Tình huống 4. Hai tuần nữa T sẽ thi học kì, T cũng nhận lời giúp bạn thàn làm video cho cuộc thi thiết kế video mà bạn tham dự. Những tuần gần đây, sau giờ tan học từ 16 giờ đến 18 giờ, T ở lại trường cùng bạn lên ý tưởng, tiến hành dựng video. Sau khi ǎn tối, T lai tiếp tuc ngồi làm video tục làm video cho tới giờ hộc, thậm chí giữa các khoảng thời gian làm bài tập, T vẫn tiếp tục làm video.
Theo em, việc làm nào dưới đây thể hiện biết cách quản lí thời gian hiệu quả?
a. C thường dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động giái trí.Những hôm phải nấu ăn giúp mẹ, C chọn cách vừa nghe nhạc vừa nấu ăn để tiết kiệm thời gian. Những ngày còn lại, C thường đi tập thể thao cùng các bạn hàng xóm.
b. Y xây dựng kế hoạch trong tuần của bản thân rất chi tiết với những khung giờ cụ thể. Bạn đã sắp xếp các hoạt động liên tục, không có thời gian dự trữ, do đó bạn thường xuyên bị muộn hoặc chậm thời hạn.
c. Mỗi tối trước khi đi ngủ, M thường nghĩ tới các công việc cần hoàn thành vào ngày hôm sau và sắp xếp các thứ tự từng việc sao cho phù hợp với lịch học tập cố định ở trường và khá nǎng của bản thân để các công việc được hoàn thành một cách hiệu quả, nhanh chóng.
d. Để bảo đảm tính kỉ luật trong việc thực hiện các công việc, từ đó quản lí thời gian hiệu quả hơn, P đã cất hoặc tắt các đồ dùng, phương tiện có thể làm P phân tán như máy vi tính, điện thoại, ti vi trong thời gian tự học tại nhà.
Ngoài những công việc thường nhật, A dự định sẽ làm xông thiệp sinh nhật cho bạn và học thuộc từ tiếng Anh trong 3 ngày tới. Để hôanf thành công việc này, A đã xây dựng thời gian biểu chi tiết. Ngày đầu tiên thực hiện kế hoạch, A rất vui vì mọi việc diễn ra rất thuận lợi, những việc đặt ra đều được hoàn thành như dự kiến. Ngày thứ hai, A đi mua truyện cùng bạn và về nhà trễ 1 tiếng so với kế hoạch. Tối hôm đó, vì có việc đột xuất, mẹ nhờ A trông em đến tối muộn. A vừa làm bài tập, vừa trông em nên không làm được thiệp cũng như học từ mới. Ngày thứ ba, A quyết định sẽ thức muộn hơn 1 tiếng vào cuoois ngày để làm thiệp bù chô hôm qua. Nhưng đến 22 giờ bạn mới hoàn thành hết bài tập về nhà, chưa kịp học từ mới tiếng Anh. A tự nhủ: “Thôi ưu tiên làm thiệp trước vì ngày mai phải tặng bạn rồi, từ mới tiếng Anh thì học lúc nào chẳng được!”. A bắt tay vào hoàn thiện tấm thiệp, vài phút sau, cơn buồn ngủ ập đến, A nghĩ “Thôi đi ngủ đã, sáng mai mình sẽ cố gắng dậy sớm để hoàn thành. Chắc là xong thôi.” . Sáng hôm sau, A lại thức dậy vào 6h30 như mọi ngày
a) Theo em, bạn A đã làm gì để quản lí thời gian cúa mình trong trường hợp trên? Trong những việc làm đó, việc làm nào là phù họp và việc làm nào chưa phù hợp để quản lí thời gian hiệu quả? Vì sao?
b) Việc quản lí thời gian của bạn A trong trường hợp trên sẽ dẫn tới kết quả nào?
Đọc câu chuyện
CHIẾC BÌNH THỜI GIAN
Trong một buổi diễn thuyết về chủ đề sử dụng thời gian, một diễn giả đã làm cả khán phòng bất ngờ. Khi đang thuyết trình, ông dừng lại và lấy ra một chiếc bình, bên cạnh một chiếc đĩa to trên đó có một số viên đá bằng nắm tay. Thế rồi ông lần lượt cho các viên đá vào bình, hết viên này người:“Chiếc bình đã đầy chưa?”. Mọi người nhìn vào cái bình rồi nói:“Đây rồi a!”.
Ông cúi xuống bàn và kéo ra một rổ sỏi và đổ sỏi vào bình và lắc cho các viên sỏi chui vào các kẽ hở giữa các viên đá. Thế rồi ông mim cười và hỏi: “Bây giờ đầy thật chưa?”. Đến lúc này mọi người không bị mắc lừra nữa. “Có lẽ là không”, nhiều người lên tiếng. Ông mim cười rồi lại cúi xuống bàn lấy ra một túi cát. Sau đó ông bắt đầu rắc cát vào các kẽ hở nhỏ giữa các viên đá và sỏi. Một lần nữa ông nhìn mọivà hỏi:“Bây giờcái bình đã đầy chưa nào?”. “Chưa ạ!”, mọi người thốt lên. “Tốt lắm!”,ông nói và cầm một ca nước đổ vào chiếc bình. Rồi ông hỏi: “Vậy, vấn đề ở đây là gì?”.
Thờigian cũng giống như chiếc bình, nó có giới hạn. Những việc quan trọng như những viên đá lớn, những việc ít quan trọng hơn là những viên đá nhỏ, những việc không quan trọng khác chính là những hạt cát. Nếu chúng ta bỏ trống chiếc bình thì thật lãng phí nhưng nếu ta lấp đầy chiếc bình thời gian một cách không phù hợp mọi thứ sẽ trở lên hỗn độn, khó kiểm soát hoặc không còn khoảng trống cho những gì quan trong. Nhưng nếu khéo léo, ưu tiên sử dụng thời gian cho những việc quan trọng trước, chúng ta sẽ luôn hoàn thành công việc thuận lợi và còn có thêm thời gian cho các công việc kém quan trọng hơn hoặc để nghi ngơi.
(Theo Tư duy tối ưu, Stephen R. Covey,NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
a) Em hãy nhận xét cách sắp xếp thời gian theo mô tả của diễn giả trong câu chuyện. Vì sao cách sắp xếp này thể hiện việc quản lí thời gian hiệu quả?
b) Em hãy chỉ ra sự khác biệt về kết quả của việc quản lí thời gian hiệu quả, không hiệu quả được mô tả ở hình ảnh 1, 2 và cho biết tại sao cần quản lí thời gian hiệu quả.
Chiến tranh thế giới thú hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1 000 năm trước đó cộng lại).
Bảng so sánh hai cuộc chiến tranh thế giới
Chiến tranh
thế giới thứ nhất
Chiến tranh
thế giới thứ hai
Những nước tuyên bố tình trạng chiến tranh
36
76
Số người bị động viên vào quân đội (triệu người)
74
110
Số người chết (triệu người)
13,6
60
Số người bị thương và tàn tật (triệu người)
20
90
Thiệt hai về vật chất (tỉ đô la),trong đó chi phí quân sự trực tiếp(tỉ đô la)
388
208
4 000
1384
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt,toàn diện giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, mở ra một thời kì mới của lịch sử thế giới hiện đại. Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, làm thay đổi căn bản tình hình thế giới, đã tạo ra những tiền đề thuận lợi để sự nghiệp đấu tranh vìhoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển sang một thời kì mới.
Theo Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)
Em hãy làm rõ những hậu quả của chiến tranh được thể hiện qua thông tin trên và cho biết ý nghĩa của bảo vệ hoà bình đối với cuộc sống con người, quốc gia, dân tộc và nhân loại.
Đọc câu chuyện và quan sát hình ảnh
Câu chuyện 1. Trong thập niên 50 của thế kỉ XX, nhân dân Pháp trên toàn quốc sôi nổi tham gia phong trào chống chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam và Đông Dương. Bà Raymonde Dien là một trong những người có tiếng nói mạnh mẽ nhất ủng hộ khát vọng hoà bình, độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
Ngày 23/02/1950, tại một nhà ga tàu hoá ở Paris, bà Raymonde Dien đã vận động một nhóm người tới chặn đoàn tàu chở vũ khí của thực dân Pháp sang Việt Nam. Khi đoàn tàu tiến vào ga, cô gái Raymonde Dien, khi đó mới 21 tuổi, đã nằm xuống đường ray tàu, lấy thân mình ngǎn đoàn tàu chạy đi. Đoàn tàu dùng lại khấn cấp khi mũi tàu chỉ cách bà vài gang tay. Bà Raymonde Dien sau đó bị bắt. Toà án quân sự kết án bà một nǎm tù giam. Câu chuyện xả thân quả cảm của bà Raymonde Dien đã gây nên sự xúc đoongj mạnh mẽ cho nhân dân yêu chuộc hoà bình trên khắp thế giới. Phong trào đấu tranh đòi thả bà Raymondr Dien đã lan rộng tới mức thược dân Pháp đã phải trả tự do cho bà sau 10 tháng kể từ ngày bà bị bắt giữ.
(Theo báo điện tử nhandan.vn, Raymonde Dien - biểu tượng cho phong trào đoàn kết quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam, ngày 20/08/2022)
Câu chuyện 2. Sadako Sasaki là một nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử ở tỉnh Hiroshima và tỉnh Nagasaki. Cô bé bị nhiễm phóng xạ của bom nguyên tử, phát bệnh ung thư bạch cầu vào năm 10 tuổi và qua đời chỉ 2 năm sau đó. Tuy nhiên, sự kiên cường chiến đấu với bệnh tật của Sadakoo Sasaki đã truyền cảm hứng chô nhiều người, cô bé đã trở thành một nhân vật biểu tượng cho hoà bình ở tỉnh Hiroshima. Trong thời gian chữa trị tại bệnh viện, có một hôm Sadakoo Sasaki nhận được 1000 côn hạc giấy do người dân Nagoya gửi tặng cho bệnh viện với lời chúc sức khoẻ cho các bệnh nhân, vì theo truyền thuyết, nếu ai gấp được 1000 con hạc giấy thì điều ước của người đó sẽ trở thành sự thật.
Với niềm tin vào truyền thuyết đó, Sadako Sasaki đã đặt ra thú thách gấp 1 000 con hạc giấy với điều ước mình sẽ khoẻ lại. Tuy nhiên, dù đã rất nghị lực để chống lại bênh tật, ngày 25/10/1955, Sadako Sasaki dã ra di sau 8 tháng nàm viên,...Sau khi Sadako Sasaki mất đi, phong trào “Phản đối vũ khí hạt nhân và chạy đua vũ trang” đã diễn ra trên toàn nước Nhật. Người dân Nhật Bản quyết định xây dựng một tượng đài trẻ em vì hoà bình thế giới để tưởng niệm Sadako Sasaki và những trẻ em đã chết vì bom nguyên tử. Tượng đài với biểu tượng cô bé Sadako Sasaki đúng trên qua bom nguyên tử, tay giơ cao con hạc giấy,... tượng trưng cho hoà bình, khát vọng sống, nghị lực, niềm tin và hi vọng.
(Theo Sadako Sasaki, Cô bé giàu nghị lực, Báo Tây Ninh online, baotayninh.vn)
a) Theo em, hành dộng của bà Raymonde Dien và những người đồng chí cúa mình thể hiện điều gì?
b) Từ câu chuyện 2, em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tật và cái chét của cô bé Sadako Sasaki. Em hãy chia sẻ thêm những hiểu biết cúa em về nhǔng hậu quả của chiến tranh để lại.