Đọc câu chuyện và quan sát hình ảnh
Câu chuyện 1. Trong thập niên 50 của thế kỉ XX, nhân dân Pháp trên toàn quốc sôi nổi tham gia phong trào chống chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam và Đông Dương. Bà Raymonde Dien là một trong những người có tiếng nói mạnh mẽ nhất ủng hộ khát vọng hoà bình, độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
Ngày 23/02/1950, tại một nhà ga tàu hoá ở Paris, bà Raymonde Dien đã vận động một nhóm người tới chặn đoàn tàu chở vũ khí của thực dân Pháp sang Việt Nam. Khi đoàn tàu tiến vào ga, cô gái Raymonde Dien, khi đó mới 21 tuổi, đã nằm xuống đường ray tàu, lấy thân mình ngǎn đoàn tàu chạy đi. Đoàn tàu dùng lại khấn cấp khi mũi tàu chỉ cách bà vài gang tay. Bà Raymonde Dien sau đó bị bắt. Toà án quân sự kết án bà một nǎm tù giam. Câu chuyện xả thân quả cảm của bà Raymonde Dien đã gây nên sự xúc đoongj mạnh mẽ cho nhân dân yêu chuộc hoà bình trên khắp thế giới. Phong trào đấu tranh đòi thả bà Raymondr Dien đã lan rộng tới mức thược dân Pháp đã phải trả tự do cho bà sau 10 tháng kể từ ngày bà bị bắt giữ.
(Theo báo điện tử nhandan.vn, Raymonde Dien - biểu tượng cho phong trào đoàn kết quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam, ngày 20/08/2022)
Câu chuyện 2. Sadako Sasaki là một nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử ở tỉnh Hiroshima và tỉnh Nagasaki. Cô bé bị nhiễm phóng xạ của bom nguyên tử, phát bệnh ung thư bạch cầu vào năm 10 tuổi và qua đời chỉ 2 năm sau đó. Tuy nhiên, sự kiên cường chiến đấu với bệnh tật của Sadakoo Sasaki đã truyền cảm hứng chô nhiều người, cô bé đã trở thành một nhân vật biểu tượng cho hoà bình ở tỉnh Hiroshima. Trong thời gian chữa trị tại bệnh viện, có một hôm Sadakoo Sasaki nhận được 1000 côn hạc giấy do người dân Nagoya gửi tặng cho bệnh viện với lời chúc sức khoẻ cho các bệnh nhân, vì theo truyền thuyết, nếu ai gấp được 1000 con hạc giấy thì điều ước của người đó sẽ trở thành sự thật.
Với niềm tin vào truyền thuyết đó, Sadako Sasaki đã đặt ra thú thách gấp 1 000 con hạc giấy với điều ước mình sẽ khoẻ lại. Tuy nhiên, dù đã rất nghị lực để chống lại bênh tật, ngày 25/10/1955, Sadako Sasaki dã ra di sau 8 tháng nàm viên,...Sau khi Sadako Sasaki mất đi, phong trào “Phản đối vũ khí hạt nhân và chạy đua vũ trang” đã diễn ra trên toàn nước Nhật. Người dân Nhật Bản quyết định xây dựng một tượng đài trẻ em vì hoà bình thế giới để tưởng niệm Sadako Sasaki và những trẻ em đã chết vì bom nguyên tử. Tượng đài với biểu tượng cô bé Sadako Sasaki đúng trên qua bom nguyên tử, tay giơ cao con hạc giấy,... tượng trưng cho hoà bình, khát vọng sống, nghị lực, niềm tin và hi vọng.
(Theo Sadako Sasaki, Cô bé giàu nghị lực, Báo Tây Ninh online, baotayninh.vn)
a) Theo em, hành dộng của bà Raymonde Dien và những người đồng chí cúa mình thể hiện điều gì?
b) Từ câu chuyện 2, em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tật và cái chét của cô bé Sadako Sasaki. Em hãy chia sẻ thêm những hiểu biết cúa em về nhǔng hậu quả của chiến tranh để lại.