Danh sách câu hỏi
Có 25,984 câu hỏi trên 520 trang
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Trong lúc chờ tính tiền tại siêu thị, khi mọi người đang xếp hàng thì anh B lại cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và để nghị chị thu ngân thanh toán trước cho mình. Thấy vậy, chị thu ngân và khách hàng không đồng ý, để nghị anh B quay lại xếp hàng để chờ tới lượt. Tuy nhiện, anh B tỏ thái độ khó chịu, lớn tiếng với chị ấy cùng mọi người.
Tình huống 2. Trong cuộc họp nhân dân tại địa bàn dân cư, khi cán bộ đang triển khai về chính sách cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người thuộc diện hộ nghèo thì có những ý kiến xì xào, bàn tán. Bà V nói nhỏ với ông M rằng: "Như vậy là không công bằng. Đã là bảo hiểm y tế thì ai cũng phải đóng như nhau, không nên có sự phân biệt như vậy".
- Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của nhân vật trong các tình huống trên?
- Theo em, anh B, bà V, ông M nên ứng xử như thế nào để đảm bảo sự công bằng?
- Chi tiết nào trong câu chuyện trên thể hiện sự công bằng của Hoàng Thái hậu Từ Dũ?
- Theo em, công bằng được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?
- Ý nghĩa của công bằng là gì? Thiếu công bằng có tác hại như thế nào?
CHUYỆN VỀ HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ
Hoàng Thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần, trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: "Người trong dòng họ của ta, chớ lo là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng trong dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?".
Trước những lời thấu tình đạt lí như thế, nhưng người này vẫn năn nì mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: "Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ kỉ cương phép nước”. Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.
(Lê Minh Quốς, 2009, Các vị nữ danh nhân Viêt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92)
- Em hãy xác định các biểu hiện của khách quan và ý nghĩa của những biểu hiện đó trong thông tin trên.
- Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống, công việc và kết quả của mỗi hành động, việc làm đó.
- Em hãy cho biết tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan.
Thông tin. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”; “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra"; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại, ... Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn". Có thể thấy, thái độ khách quan không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất vốn có của nó để xây dựng nên những mối quan hệ đoàn kết, tích cực và tốt đẹp
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tập 7, 2005, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 206 và trang 118)
- Em hãy xác định mục đích, kết quả và ý nghĩa của các hoạt động được đề cập trong thông tin trên.
- Em hãy chỉ ra những đối tượng có thể tham gia hoạt động cộng đồng.
- Hãy trình bày cách hiểu của em về hoạt động cộng đồng và giải thích vì sao phải tham gia hoạt động cộng đồng.
Thông tin. Theo báo cáo Kết quả triển khai, tổ chức các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1994 - 2023 của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1994, tuổi trẻ Thành phố mang tên Bác đã thực hiện Chiến dịch “Ánh sáng văn hoa hè”, đến năm 1997 là Chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”. Tiếp theo đó, lần lượt là: Chương trình “Hỗ trợ thí sinh đi thi Đại học, Cao đẳng" (1997), sau đó được đổi tên thành “Tiếp sức mùa thi" (2001); "Hoa phượng đỏ” (1999) dành cho học sinh, giáo viên trẻ; “Kì nghỉ hồng" (2002) dành cho thanh niên công nhân; “Hành quân xanh" (2007) dành cho thanh niên lực lượng vũ trang và “Gia sư áo xanh" (2012) nhằm hỗ trợ học sinh ôn tập kiến thức.
Sau 30 năm thực hiện các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè, đã có 5 triệu lượt chiến sĩ tham gia; thực hiện 31 000 công trình thanh niên; xây, sửa chữa 7 720 nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà tình bạn; bê tông hoá, nâng cấp, sửa chữa 870 km đường nông thôn; xây dựng, sửa chữa 500 cầu nông thôn; lắp đặt hệ thống chiếu sáng 270 tuyến đường nông thôn, tuyến hẻm với tổng chiều dài 200 km; trồng 650 nghìn cây xanh, ... không chỉ Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và nước bạn Lào.
Em hãy đọc các tình huống dưới đây để nhận xét hành vi, việc làm của các nhân vật và tư vấn cách ứng xử phù hợp.
Tình huống 1. Bạn N rất thông minh, học giỏi, tuy nhiên bạn ấy lại ít khi lắng nghe và hay chê bai người khác. Khi làm việc nhóm, bạn N thường chỉ trích những điều thiếu sót của các thành viên khác. Các bạn trong lớp đều không muốn chơi cùng bạn N nữa.
Tình huống 2. Sau buổi tiệc sinh nhật bạn thân, bạn V không về nhà ngay mà lại đi chơi riêng với bạn bè, không báo cho bố mẹ biết. Sau đó, bạn V đã bị tai nạn giao thông, phải nằm viện. Khi tỉnh lại, bạn V đã khóc rất nhiều, xin lỗi vì làm cho bố mẹ phải lo lắng, tốn kém thời gian, tiền bạc để chăm sóc cho mình trong bệnh viện. Bạn ấy luôn cảm thấy dằn vặt bản thân mình.