Danh sách câu hỏi

Có 2,003 câu hỏi trên 41 trang
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi: 1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ rằng nếu xét thấy không cần thiết phải cách li người phạm tội khỏi xã hội. 2. Q (17 tuổi) có hộ khẩu thường trú tại xóm C, xã P, bị công an bắt giữ do tàng trữ 3 kg pháo nổ. Q bị truy tố về tội "Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ" theo Điều 305 Bộ luật Hình sự. Xét hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện là cố ý và nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, cần phải xử lí nghiệm. Tuy nhiên, do Q lần đầu phạm tội, trong quá trình điều tra và tại phiên toà bị cáo đã thành khăn khai báo, ăn năn hối lỗi nên bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Toà án đã quyết định áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với Q và giao Q cho Uỷ ban nhân dân xã P giám sát, giáo dục. Câu hỏi: 1/ Căn cứ đề Toà án ra quyết định áp dụng những hình phạt cải tạo không giam giữ đối với Q là gì? Vì sao Uỷ ban nhân dân xã P được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục Q? 2/ Hình phạt cải tạo không giam giữ có ý nghĩa như thế nào đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi: 1. Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà nước thành lập đề giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác khi chưa cần thiết áp dụng hình phạt. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lí, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và tổ chức lao động phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp đỡ học sinh sửa chữa những vi phạm của mình, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ để trở thành những công dẫn lương thiện, có ích cho xã hội. Toà án là cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 1 năm đến 2 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người phạm tội mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỉ luật chặt chỗ. 2. A (14 tuổi) ở với bà ngoại già yếu. Do thiếu sự quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ của gia đình, A bị nhóm bạn xấu rủ rê và tham gia vào nhiều vụ gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản tại địa phương. A bị bắt khi tham gia một vụ cướp giật tài sản. Khi xét xử vụ án, Toà án đã căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân và môi trường sống của A đề ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với A. Trong thời gian sống ở trường, được sự giáo dục, dạy dỗ của cán bộ, giáo viên, được học văn hoá, A đã nhận thức được hành vi sai trái của mình, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ học tập, lao động theo sự quản lí của nhà trường. A được nhà trưởng đề nghị Toả án xem xét đề có thể quyết định chấm dứt trước thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng. Câu hỏi: 1/ Căn cứ đề Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với A là gì? 2/ Trong trường giáo dưỡng, A đã làm gì để được nhà trường đề nghị Toà án xem xét để có thể quyết định chấm dứt trước thời hạn giáo dục tại trưởng giáo dưỡng?3/ Theo em, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng giúp ích gì cho việc giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội?
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi: 1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn: áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp Bộ luật Hình sự quy định; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp Bộ luật Hình sự quy định (Điều 95 Bộ luật Hình sự). 2. P (17 tuổi) cư trú tại xã Đ, huyện X, tỉnh Y bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự (khung hình phạt áp dụng là phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm). Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Toà án quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn đối với P, giao cho Uỷ ban nhân dân xã Đ giám sát, giáo dục P. P không được đi khỏi nơi cư trú khi không được phép, đồng thời phải chịu sự giám sát, giáo dục của Uỷ ban nhân dân xã và gia đình. Câu hỏi: 1/ Toà án căn cứ vào những yếu tố nào để quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với P? 2/ Theo em, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tạo điều kiện như thế nào để giúp cho người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này?
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi: 1. Hoà giải tại cộng đồng áp dụng đối với: người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự; khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hoà giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (Điều 94 Bộ luật Hình sự). 2. B (16 tuổi) bị cơ quan công an bắt giữ về hành vi phóng xe máy nhanh, vượt ẩu nên gây tai nạn giao thông khiến chị H đi đường bị thương nặng (tỉ lệ thương tích 12%), xe máy bị hỏng. Sau khi gây tai nạn, B và gia đình đưa chị H vào viện điều trị, sửa chữa xe máy, bồi thường thiệt hại. Trước sự ăn năn hối lỗi của B và sự quan tâm của gia đình B, chị H đã đề nghị Cơ quan điều tra xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho B. Cơ quan điều tra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng đối với B. Câu hỏi: 1/ Cơ quan điều tra căn cứ vào những yếu tố nào để quyết định áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng đối với B? Việc áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng nhằm mục đích gì? 2/ Theo em, biện pháp hoà giải tại cộng đồng tạo điều kiện như thế nào để giúpngười dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này?
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi: 1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hoà giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này (Điều 92 Bộ luật Hình sự). 2. Khiển trách áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ (khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự). 3. H (17 tuổi) bị bắt về hành vi trộm cắp điện thoại di động trị giá 3,5 triệu đồng. Đây là lần đầu H phạm tội. Được bố mẹ phân tích, giảng giải, H rất ăn hận về việc lẫm của minh và ra cơ quan công an khai báo về hành vi trộm cắp của mình. Qua điều tra, xác minh, Cơ quan điều tra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách đối với H. Câu hỏi: 1/ Cơ quan điều tra căn cứ vào những yếu tố nào để quyết định áp dụng biện pháp khiến trách đối với H? Việc áp dụng biện pháp khiển trách đối với H nhằm mục đích gì? 2/ Theo em, biện pháp khiển trách tạo điều kiện như thế nào để giúp người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này?
Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi: 1. Thấy công an đến điều tra vụ mất xe máy do bác V bảo, C (15 tuổi) rất lo sợ. Từ một học sinh giỏi nhưng vì ham chơi điện tử, C đã lấy trộm xe của bác V. C rất ân hận và chia sẻ việc làm của mình với bố mẹ. Bố mẹ đã khuyên C nhận lỗi với bác V và bồi thường thiệt hại cho bác. Do nhân thân tốt, đã biết hối hận về việc làm của mình và tự nguyện khắc phục hậu quả, Cơ quan điều tra đã miễn trách nhiệm hình sự đối với C và ra quyết định áp dụng biện pháp giảm sát, giáo dục. 2. Biết T (15 tuổi) rất cần tiền để nộp viện phi chữa bệnh cho mẹ nên chủ M hàng xóm đã nhờ T chuyển gói hàng cho cô Y ở cuối ngõ và hứa trả số tiền công lớn. Trong lần chuyển hàng đầu tiên, T bị công an bắt giữ vì gói hàng chú M nhờ chuyển là ma tuý. điều tra và còn giúp đỡ cơ quan công an phá một vũ an đánh bạc ở khu phố của mình. Trong quá trình điều tra. T thành khẩn khai báo, cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan Nhận thấy T còn khả năng giáo dục, căn cứ nguyên tắc xử li đối với người dưới 18 tuổi phạm tội quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự, Toà án đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giảm sát, giáo dục đối với T. Câu hỏi: 1/ Vì sao cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với C và T? 2/ Em hãy nêu ý nghĩa của nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự.
Em hãy đọc thông tin và các tình huống sau đề trả lời câu hỏi: 1. Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1/ Người phạm tội tuy thầy trước hành vi của minh có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2/ Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (Điều 11 Bộ luật Hình sự). 2. Cho rằng M (15 tuổi) nói xấu minh trên mạng xã hội, A (16 tuổi) rủ một nhóm bạn đánh M khiến M bị chấn thương nặng. 3. Do nhiều việc, lại đông bệnh nhân, Y tá P đã phát nhằm thuốc cho người bệnh. Hậu quả bệnh nhân bị ngộ độc do phản ứng thuốc. 4. Đang đi đúng phần đường của mình, anh C bị một xe đi ngược chiều phóng nhanh, lấn đường đâm phải. Kết quả người đi lẫn đường bị thương nặng. Qua điều tra, xác minh, anh C không có lỗi. Câu hỏi: 1/ A, y tá P và anh C, ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Vì sao? 2/ Em hãy chỉ ra lỗi trong hành vi của A và y tá P trong các trường hợp trên. 3/ Em hãy nêu sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc có lỗi trong pháp luật hình sự. Nêu ví dụ minh hoạ.
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi: 1. Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Nguyên tắc dân chủ là nguyên tắc hiến định được thể hiện tại nhiều điều trong Hiến pháp. Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân". Luật hình sự coi việc đấu tranh phòng chống tội phạm là sự nghiệp của toàn dân. Khoản 3 Điều 4 Bộ luật Hình sự quy định: "Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm". Bộ luật Hình sự còn dành hẳn Chương XV quy định về các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chữ của công dân. 2. Tức giận vì bị bà H làm đơn tố cáo việc gia đình minh xây nhà lẫn chiếm đất, ông C đã đánh bà H bị thương nặng. Qua điều tra của cơ quan có thẩm quyền, ông C bị bắt và đưa ra xét xử về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 166 Bộ luật Hình sự) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự). 3. Trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự năm 2015, nhiều văn bản của các cá nhân, tổ chức được gửi đến Ban soạn thảo để góp ý, sửa đổi, bổ sung các quy định trong dự thảo luật. Nhiều ý kiến hợp li đã được Ban soạn thảo ghi nhận. Câu hỏi: 1/ Trong trường hợp trên, pháp luật hình sự đã bảo vệ quyền tổ cáo của bà H nhưthế nào? Ông C đã bị xử lí về các tội danh nào? 2/ Việc các cá nhân, tổ chức tham gia góp ý xây dựng Bộ luật Hình sự chứng tỏ điều gì?
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau đề trả lời câu hỏi: 1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự; Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 2 Bộ luật Hình sự). 2. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013). 3. V (17 tuổi) và H (19 tuổi) yêu nhau. Vĩ V có thai nên hai người quyết định tổ chức đám cưỡi và về chung sống. Hàng xâm nói V và H phạm tội tạo hơn vì cả hai chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không quy định tội tảo hôn. Do đó, V và H chỉ bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm điều kiện Câu hỏi: 1/ Yêu cầu tuân thủ pháp luật được thể hiện như thế nào trong quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự và khoản 1 Điều 31 Hiến pháp? 2/ Vì sao V và H chỉ bị xử lí hành chính về hành vi vi phạm điều kiện kết hôn? 3/ Tại sao pháp luật hình sự cần có nguyên tắc pháp chế?
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi: Trường hợp 1. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất, đó là: bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo về trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Quan hệ xã hội được luật hình sự điều chỉnh là quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội khi người đó thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm. Luật hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tội phạm và hình phạt. Trường hợp 2. M đã sử dụng tài khoản mạng xã hội đăng tải nhiều nội dung sai sự thật, xuyên tạc, nói xấu chính quyền nhằm chống phá Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân. M bị Toà án nhân dân tuyên phạt 7 năm tù về tội phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự y". Câu hỏi: 1/ M đã có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào? M đã phải gánh chịu hậu quảpháp lí gì? 2/ Pháp luật hình sự có vị trí, vai trò như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?