Danh sách câu hỏi

Có 2,970 câu hỏi trên 60 trang
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi. Trong chăn nuôi, công tác chọn và tạo giống đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi ở Việt Nam luôn hướng tới chọn và tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, chống chịu tốt, chất lượng sản phẩm tốt bằng phương pháp lai hữu tính. Một số thành tựu phổ biến như: - Con lai F1 giữa ♂ lợn Móng Cái và ♀ lợn bản có khả năng sinh trưởng cao hơn so với lợn bản, tỉ lệ nạc cao hơn ở lợn Móng Cái; thịt mềm, nhiều nước; năng suất chế biến cao; màu thịt sáng hơn so với bố mẹ. - Lai ♀ lợn Móng Cái giống thuần trong nước và ♂ lợn Landrace hoặc Yorkshire nhập nội tạo ra con lai F1 cho năng suất cao, tăng trọng nhanh, thịt thơm ngon, phù hợp với khí hậu và điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. - Lai ♂ bò Sindhi đỏ thuần với ♀ bò vàng ở Việt Nam tạo giống bò lai Sind thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, sản lượng sữa và thịt khá cao, mắn đẻ, hiền lành và nuôi bê con giỏi. a) Tại sao phương pháp lai hữu tính có thể tạo ra các giống vật nuôi có năng suất vượt trội? b) Chọn một trong các thành tựu trên, tìm hiểu và cho biết đặc điểm của các cá thể bố mẹ. Từ đó, chứng minh con lai có ưu điểm vượt trội hơn so với bố mẹ. c) Con người cũng đã sử dụng phương pháp lai hữu tính để tạo ra các giống thực vật có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt. Để tăng nhanh số lượng giống cây trồng mang các đặc tính tốt, người ta có thể sử dụng phương pháp nào? Cơ sở khoa học của phương pháp này là gì?
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi. Hội chứng Down do bác sĩ Langdon Down lần đầu tiên mô tả tình trạng bệnh năm 1887. Đến năm 1957 nguyên nhân bệnh được phát hiện là do thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gene, còn gọi là thể ba nhiễm 21 (hoặc trisomy 21). Đây là trường hợp bất thường nhiễm sắc thể gặp phổ biến nhất. Khoảng 95% trường hợp xảy ra do thừa một nhiễm sắc thể 21; 3 - 4% do chuyển đoạn không cân bằng liên quan đến nhánh dài của nhiễm sắc thể 13, 14, 15 (đa số trường hợp là nhiễm sắc thể 14) và nhánh dài của nhiễm sắc thể 21 hoặc giữa nhiễm sắc thể 21 và 22. Khoảng từ 1 - 2% trường hợp Down ở dạng khảm với sự có mặt của hai dòng tế bào, một dòng bình thường và một dòng thừa một nhiễm sắc thể 21. Khoảng 90 - 95% trường hợp trisomy 21 có nhiễm sắc thể 21 thừa được nhận từ mẹ và có sự liên quan chặt chẽ giữa sự gia tăng tuổi mẹ với nguy cơ sinh con bị trisomy 21. Ở những người mẹ dưới 30 tuổi nguy cơ sinh con bị thể tam nhiễm 21 là 1/1 000; ở những bà mẹ trong độ tuổi 35, nguy cơ này là 1/400, ở những bà mẹ 40 tuổi là 1/100 và ở những bà mẹ 45 tuổi là 1/50. Hình bên dưới mô tả cơ chế phát sinh của ba trường hợp mắc hội chứng Down. a) Hình (a): chuyển đoạn nhiễm sắc thể; Hình (b): trisomy 21; Hình (c): Down ở thể khảm. b) Hợp tử số 3 (mang hai nhiễm sắc thể 21 và một đoạn nhiễm sắc thể 21 ở nhiễm sắc thể 14) sẽ phát triển thành cơ thể có hội chứng Down (5%). Cơ thể được tạo ra từ giao tử của thể đột biến (mang một nhiễm sắc thể 21 và một nhiễm sắc thể 14 có một đoạn nhiễm sắc thể 21) với giao tử bình thường (có một nhiễm sắc thể 21 và một nhiễm sắc thể 14). c) Khi mẹ càng lớn tuổi thì sức khỏe cũng như chất lượng trứng không được đảm bảo → hoạt động phân chia các nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia tế bào để tạo trứng sẽ càng dễ xảy ra sai sót, do đó, nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down tăng lên theo tuổi của người mẹ.