Danh sách câu hỏi

Có 3,253 câu hỏi trên 66 trang
Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn: Trong cuốn nhật kí về những ngày đi trốn cùng gia đình ở Hà Lan trong thời kì Đức quốc xã chiếm đóng, An-nơ Phranh (Anne Frank) đã viết: “Mình làm sao có Trong cuốn nhật kí về những ngày đi trốn cùng gia đình ở Hà Lan trong thời k thể buồn rầu khi có Mặt Trời và bầu trời? — tôi tự hỏi. Chúa muốn chúng ta hạnh mọi nỗi lo âu.”. Trong cuốn nhật kí về những ngày chông chọi với căn bệnh nan phúc và ngắm nhìn cái đẹp của thế giới này. Điều đó giúp cho chúng tôi vượt qua y, Ki-tô A-ya viết: “Mình giờ đã thành một đứa chẳng thể làm gì ngoài khóc lóc. Có một phức cảm thấp kém đang lớn lên trong đầu mình. Có lẽ đó là kết quả của sự tàn tật. Nhưng ít ra mình vẫn đang sống. Mình phải hít thở và tiếp tục sống, bởi mình không thể chết, chẳng có cách nào khác. Thật đáng sợ. Nếu cứ khóc thì những nếp nhăn trên mặt và trên mắt sẽ khiến khuôn mặt mình xấu xí. Để cải thiện cái sự xấu xí đó, mỗi khi nhìn vào gương mình lại nhe răng cười toe toét, dẫu lúc đó chẳng có chuyện gì vui mình cũng cười. Hãy sống!”. Hãy so sánh, đánh giá cách nhìn cuộc sống và tinh thần đối mặt với tình thế khó khăn của hai thiếu nữ An-nơ Phranh và Ki-tô A-ya.
Đọc hai đoạn trích nhật kí dưới đây: 6.5.1972 “Nhìn những ngọn núi xanh xa xa, cây cối sùi lên như mây trên đỉnh núi, mình hiểu rằng, đấy chính là chân Trường Sơn – Khi nào mình được đứng hẳn trên Trường Sơn nhỉ, đứng ở đó, nhìn ra bốn phía mênh mông, thấy những dải rừng cháy tan hoang vì bom napan và chất độc hoá học Mỹ – và được gặp những người chiến sĩ lăn lộn ngày đêm trên tuyến lửa. Mình đã ao ước từ lâu, được ngắt một chùm lá săng lẻ, được đi dưới rừng khộp và mắc võng trên những cây rừng đã mòn vết người đi trước. Mình hiểu rằng, những cái đó đều phải trả giá bằng mồ hôi và cả máu nữa – Phải trả một giá khá đắt. Nhưng có hề gì, không dám hi sinh làm gì có hạnh phúc, niềm vui?”. 25.5.72 “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm. (Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2005) 1.1.1970 “Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn, đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng... tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có... Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Từ ước mơ đó mới có được những gì gọi là của riêng mình. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến, và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mỡ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình? Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy, bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th. mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và để màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thuỳ!” (Đặng Thuỳ Trâm, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009)   Lập dàn ý cho đề văn: Hãy so sánh tâm trạng, ước mơ và lẽ sống của hai tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” (Đặng Thuỳ Trâm) và “Mãi mãi tuổi hai mươi” (Nguyễn Văn Thạc).
Đọc hai đoạn trích nhật kí dưới đây: 6.5.1972 “Nhìn những ngọn núi xanh xa xa, cây cối sùi lên như mây trên đỉnh núi, mình hiểu rằng, đấy chính là chân Trường Sơn – Khi nào mình được đứng hẳn trên Trường Sơn nhỉ, đứng ở đó, nhìn ra bốn phía mênh mông, thấy những dải rừng cháy tan hoang vì bom napan và chất độc hoá học Mỹ – và được gặp những người chiến sĩ lăn lộn ngày đêm trên tuyến lửa. Mình đã ao ước từ lâu, được ngắt một chùm lá săng lẻ, được đi dưới rừng khộp và mắc võng trên những cây rừng đã mòn vết người đi trước. Mình hiểu rằng, những cái đó đều phải trả giá bằng mồ hôi và cả máu nữa – Phải trả một giá khá đắt. Nhưng có hề gì, không dám hi sinh làm gì có hạnh phúc, niềm vui?”. 25.5.72 “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm. (Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2005) 1.1.1970 “Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn, đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng... tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có... Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Từ ước mơ đó mới có được những gì gọi là của riêng mình. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến, và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mỡ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình? Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy, bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th. mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và để màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thuỳ!” (Đặng Thuỳ Trâm, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009)   Lập dàn ý cho đề văn: Hãy so sánh tâm trạng, ước mơ và lẽ sống của hai tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” (Đặng Thuỳ Trâm) và “Mãi mãi tuổi hai mươi” (Nguyễn Văn Thạc).
Đọc văn bản dưới đây và cho biết người viết đã vận dụng tông hợp những thao tác nghị luận nào? “Qua kí ức của đồng đội và đọc lại cuốn Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, tôi càng củng cố sâu sắc thêm về lòng cảm phục với nữ bác sĩ trẻ đã sống và hi sinh một cách rất đẹp đẽ này. Chị Thuỳ Trâm là tấm gương tiêu biểu của người trí thức đi vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, với tất cả sự trong sáng của tâm hồn. Những phẩm chất của chị đã khiến chính những kẻ thù của chị phải khuất phục. Qua từng trang nhật kí đã hiện rõ hơn tâm hồn của một người con gái đẹp đẽ. Những vò xé, day dứt về tình yêu và những quan hệ cuộc sống, rồi nổi lên là nỗi nhớ gia đình khiến chị trở thành một con người rất đặc biệt nhưng cũng rất bình dị. Tôi gọi chị là một thiên thần bởi những phẩm chất của chị đã thuyết phục bất cứ ai ở bất cứ chiến tuyến nào. Thuỳ Trâm viết những dòng nhật kí này là cho riêng mình, nếu chị còn sống thì có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ được đọc những dòng chữ ấy. Vượt lên trên một cuốn nhật kí thông thường, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm đã trở thành một tác phẩm văn học rất giá trị, rất đặc biệt, rất riêng tư. Và chính bởi ta đang hướng đến. những lí do đó mà cuốn sách như một cây cầu nối những giá trị nhân bản mà chúng ta đang hướng đến”.  (Theo Thanh Thảo, nhandan.vn, ngày 28/07/2005) A. Giải thích và bình luận B. Phân tích và bác bỏ C. Phân tích và chứng minh D. So sánh và bình luận
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng thể hiện ở đoạn văn sau: Phát triển bản thân là quá trình không ngừng tìm kiếm sự tiến bộ và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Để phát triển bản thân, chúng ta cần dành thời gian và nỗ lực để khám phá, học hỏi và phát triển các kĩ năng cũng như phẩm chất cá nhân. Điều này không chỉ là việc học hỏi từ sách vở, mà còn là quá trình tự khám phá, đặt ra những thách thức và vượt qua những giới hạn cá nhân. Đầu tiên, phát triển bản thân bắt đầu từ việc xác định rõ mục tiêu và định hình định hướng cuộc sống. Bằng cách này, chúng ta có thể tập trung nỗ lực và tài năng vào những lĩnh vực quan trọng nhất. Ngoài ra, phát triển bản thân cũng liên quan đến việc duy trì sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần. Quản lí thời gian, thiền định và việc duy trì mối quan hệ tích cực đều góp phần vào sự cân bằng trong cuộc sống. Cuối cùng, phát triển bản thân không chỉ là hành trình cá nhân cá nhân mà còn là sự đóng góp cho cộng đồng. Việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tinh thần tích cực là cách chúng ta có thể tạo nên một xã hội phồn thịnh và bền vững. Quá trình này không chỉ mang lại sự tự thoả mãn mà còn đem lại cơ hội và thành công trong cuộc sống. (Bài làm của học sinh)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tóm tắt: Vẽ nhọ bôi hề là phóng sự của Thiên Hư – Vũ Trọng Phụng đăng trên báo Phụ nữ thời đàm (Hà Nội) năm 1934, thời Pháp thuộc. Tác phẩm điều tra “hậu trường” sân khấu hát và phản ánh chân thực cuộc sống hoặc thất nghiệp, hoặc nhọc nhằn “cười ra nước mắt” của lớp nghệ sĩ (đào, kép) thời bấy giờ. Điều đó cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 – 1933 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Mặt khác, thời đó, văn hoá phương Tây du nhập mạnh mẽ vào nước ta, nhiều loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại ngày càng được công chúng ưa chuộng như kịch nói và đặc biệt là nghệ thuật thứ bảy (điện ảnh) khiến nghệ thuật truyền thống của dân tộc như chèo, tuồng, cải lương bị cạnh tranh gay gắt trong vấn đề tồn tại. Văn bản dưới đây được trích từ tác phẩm. * Sân khấu là cái chợ bày trò kim cổ, xếp cuộc tang thương. Chợ ấy, muốn vào, phải nộp tiền “vào cửa”. Cửa chợ phải mở to để đón khách vào xem, mà không lẽ lấy tiền vào cửa cả khóe mắt mọi người qua lại, nên sau chiếc khuôn cửa phải có cái màn đỏ. Giọng hát tiếng đàn lọt ra ngoài như giục khách vứt ra mấy hào để cuốn tấm màn kia mà xem trò tang thương nọ. Chiếc màn ấy là vật quan hệ nhất trong một rạp hát. Khách muốn đọc câu thần chú “Vừng, vừng, mở ra” thì hãy chịu khó rút ví ra đạo bùa linh ứng: tiền. Thế mà tôi đã trông thấy rạp hát kia có lần “bỏ rợ” cái màn, vì nó thành ra vô ích. Cả sân khấu hôm đó cũng không làm cái việc thường ngày của nó: người ta đã dùng nó để bày một bàn thờ lộng lẫy, đèn nến sáng trưng. Tại chỗ những dãy ghế khách ngồi, lúc này là những bàn tiệc phủ vải trắng tinh bên trên có những lọ hoa hồng. Và đáng lẽ nghe thấy giọng than của đào Đính, tiếng hét của kép Ba Liêu, điệu âm nhạc hỗn loạn của cái trống cái, cái thanh la, cái kèn tàu, ta chỉ thấy văng vẳng, tỉ lệ mấy tiếng dây tơ có lẫn giọng ngân thánh thót của một chị em dưới xóm. Cho thấy cố nhân? Đâu tìm đâu cho thấy cố nhân? Hôm đó, ban trị sự, các ngài cổ động, ban đào kép, cả ba phái đã hội họp nhau ăn tiệc tại nơi này. Tôi đã trông thấy những người có bộ mặt tươi cười của ngày tết Nguyên đán. Trước khi quây nhau lại chè chén, người ta túm năm tụm ba thành những đám nhỏ, tản mạn khắp rạp. Cốt câu chuyện là việc thịnh suy của rạp, những là lãi năm nay kém lãi năm ngoái hai nghìn nhưng số lãi cũng là vạn hai. Lãi cuối năm vạn hai! Ai mà không hể hả! Người ta ăn tiệc rồi người ta chia lãi. Ông chánh ban trị sự hút xì gà thì người phu khiêng đồ trong rạp cũng phì phèo điếu thuốc lá Anh. Và, có điều là đáng để ý vô cùng, là bọn người này, những người bán hỉ, nộ, ai, lạc cho đời, trong lúc vui sướng của mình lại phải cần vui ở giọng hát cung đàn của vài chị em dưới xóm! Vậy thì, tôi đã thấy cái quang cảnh tưng bừng của một rạp hát vào cái ngày mà người ta vén toang cái màn đỏ, mà các bạn hát tế Tổ, mà những người có cổ phần cùng ban trị sự cũng tế một ông Tổ khác nữa: Thần Kim Tiền. Một người trèo thang lên cổng rạp mắc vào tường tràng pháo dài một thước tây. Đứng dưới là một bạn trẻ con... hăm hở. – Thế nào, đã giáp mặt ông chủ chửa? – Chửa. – Thế còn đợi đến bao giờ? – Phải chờ lúc nào người ta không bận việc mới được chứ. Thoạt tiên tôi cũng không để ý mấy tới những câu hỏi, đáp trên này. Chợt thấy một giọng gay gắt của một người thứ ba: – Đã bảo vào thì cứ vào phăng ngay đi lại còn trù trừ mãi. Ở đây đã ngót tuần lễ rồi, nếu không quyết định thì... liệu có còn nổi tiền ăn đường về hay không? – Anh ngu lắm! Dù sao cũng phải giữ cái giá trị của mình mới được chứ! – Giá trị! Lại còn giá trị! Có hoạ giá trị cái cóc khô! Câu chuyện đương êm đềm bỗng thành ra xô xát. Tôi ngoảnh lại. Đó là hai người, cũng khăn lượt, áo kép the, giày tàu, trông có vẻ nửa quê nửa tỉnh, không có gì đặc sắc nếu mỗi người không có một chiếc răng vàng lẫn vào hai hàm răng đen. Còn người đã vô tình vì hỏi thăm mà gây cuộc hục hặc nhau cho hai người này là một người đàn bà bán hàng nước. Cứ những cái tai nghe mắt thấy ấy cũng đã đủ khiến tôi đoán nổi rằng đó hẳn là hai bác kép về tìm việc làm tại đây. Khi họ đã chán chê đứng ngắm cái cảnh sung sướng chẳng phải của mình mà kéo nhau đi, tôi theo người đàn bà về hàng nước. Quả nhiên, tôi đã đoán nhắm… – Thưa ông, đó là hai tay kép có tiếng ở Bắc Giang, vì rạp trên đó tan nên về đây tìm việc. Chả biết có thành cơm cháo gì không! Hiện nay, trong Quảng Lạc đã có tới năm mươi đào kép rồi. – Chắc số đào kép nghỉ việc hiện nay cũng chẳng phải là ít. – Hằng hà sa số ông ạ. Mới hôm kia tôi cũng biết hai người. Lại cách đây một tháng, ba người. Tôi biết rõ lắm vì họ thường trọ tại nhà hàng cơm của chị tôi. Một người hình như đã được vào Sán Nhiên Đài và một người vào Cải lương hí viện. Còn ba người nữa hình như phải quay về quê cả rồi. Thời buổi này, nghề gì chả khó. Tôi biết tìm cách nào hòng làm cái biểu thống kê những đào kép thất nghiệp – đàn thiêu thân khốn khổ đến nỗi chẳng chen nổi một chỗ bay quanh cái bóng đèn, muốn tự thiêu cũng không xong? Sân khấu một rạp hát Hà Thành đối với bọn này là Bồng Lai hay là Địa Ngục? [...] – Hằng hà sa số ông ạ. Câu nói trên này còn văng vẳng mãi bên tại tôi. [...] Thế kỉ này là thế kỉ vội mà sân khấu cũng đã hết cất tiếng gọi trong dân gian. Mọi sự tiến bộ đều đi mau nhưng nạn thất nghiệp còn đi mau hơn hết! [...]  (Vũ Trọng Phụng, Vẽ nhọ bôi hề, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000) a) Xác định đề tài và đặt tên cho văn bản trên (khác tên tác giả đã đặt cho văn bản).
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “22.11.1971 [...] Những ngọn nến nhấp nháy trên sườn đồi là lô cốt địch. Còn những bảng đen ngòm kia là thằng Mỹ – Hãy cho chúng no đòn. Đồng đã đi qua mùa gặt. Hương lúa chia đều khắp các nhà và trăng lên sớm cho sân kho nhộn nhịp. Rơm còn phơi đầy trên ruộng, rơm gác lên đống rạ, mềm đi vì sương sớm... Dạo mới đến đây, rừng thả hạt dẻ lăn lách tách trên đồi. Còn bây giờ, lại mùa hoa dẻ. Hoa dẻ rừng trắng pha vàng như hoa nhãn, như hoa hồng bì... Cả rừng như mở ra cho vô vàn mùi hương lạ lùng thì thào cùng anh bộ đội. Đàn dê đi lẫn trong vạt cây thấp, cây mua lá xanh mềm như nhung , cây khế rừng lá tím,… Tiếng chuông thơ ngây trên cổ lũ dê rung lên bỡ ngỡ, tưởng chừng như giọt nhựa ứ ra và cuộn thành giọt, rơi từ tốn. Đó là những ống đếm thời gian của rừng già….. Đêm rủ bức màn lốm đốm sáng, đồi chìm vào chân mây, đất và trời bị xoá nhoà ranh giới... Còn anh bộ đội thì hồi hộp đợi chờ. Lần bắn thứ hai trong đời lính. Anh hãy nghĩ: Kia đúng là thằng Mỹ, là kẻ thù và ghìm súng vào ngực nó. Đừng lo bắn vào quả tim người, chúng nó chẳng có tim đâu! Anh hãy nghĩ: Cuộc sống yên lành và ngân nga như lời thơ kia bị cào xé bởi ánh lửa ghê tởm trước mắt anh. Hãy đứng trong chiến hào của đời mà bắn! Sương dày nên đạn chưa căng. Tiếng nổ không chát chúa mà âm âm. Đèn vỡ tung, đạn xuyên qua phao dầu, đạn phá rách toang bia. Phải như thế, mới hả căm thù! Thủ trưởng bảo: Ta bắn giỏi không phải như anh chàng trong “Hoa diếp dại”. Đạo đức cách mạng của người Việt Nam khác thế. Tự hào lắm, khi được lang thang trên mảnh đất Mẹ hiền này và bảo vệ nó. Còn ai hạnh phúc hơn ta nữa. Trang sách của cuộc đời chưa mở cho ta, nhưng mới ghé mắt nhìn, ta đã ngây ngất cả người... 23.11.1971 Sắp từ biệt đây rồi... Một ngày lặng gió, nhưng lá bạch đàn vẫn líu ríu ở đầu cây. Ôi, Tân Yên, vùng đồi trung du của dân ca quan họ, của tấm lòng cởi mở chân tình... Tới đây từ 1.10, thế mà đã gần hai tháng. Hai tháng đi qua cái cửa tre quen thuộc, cái thanh tre chống khung cửa dưới dốc, cái hàng rào dứa khi mình đến, còn lưu lại vài quả chín vàng, thơm lựng... Ta muốn thăm lại thị trấn Nhã Nam, quả bàng chín rụng, thăm hòm thư của bưu điện giấu một niềm tâm sự, một lời thủ thỉ... Ta muốn lại ngôi trong quán nước, gặp bà hàng nhai trầu bỏm bẻm, muốn đi qua sân bóng, muốn vào thăm mái lều san sát của bãi chợ ồn ào... Ta muốn vào thăm nhà bên kia đồi, có cái xe bò và có anh chàng canh đối dẻ, thăm cụ già mù bật ngón trên cái kèn đưa người ra ruộng... Muốn đi trên cái dốc “hết ý” của ngày gánh lúa giúp dân... Ta muốn mãi ngồi trên “đồi Mặt Trời” để sớm sương tan, Mặt Trời tròn đỏ ôm lấy ta mà bay lên... Muốn mãi ngồi trong bếp của bà, nghe bà kể chuyện. Cháu đun nước cho bà, bà khen cháu ngoan đi... Nhớ lắm, nơi này, những con người ở đây... Ta cúi chào tất cả. Từ biệt Tân Yên, núi đồi và bạch đàn... Đất này, tuyệt đẹp. Núi sông này vây bọc lấy đồng bằng đâu phải tôi bom cho quán thù trút lửa! Và con đò mộc đi trong lời thơ đâu phải mục tiêu cho kẻ thù bắn phá. Hãy khoan đến ngửa tay cầu trời ban cho một bông tuyết trắng. Đêm buông yên lặng cho đôi chim tình tự, cho cây cỏ bình yên trỗi dậy và cho cả anh bộ đội chuẩn bị lên đường. Cháu Oanh và cháu Quế đã ngủ rồi. Bà và chị Nhàn cũng ngủ... Ôi ta xa rời ngôi nhà ấm cúng còn phảng phất khói hương này. Mười năm sau sẽ có biết bao thay đổi. Ta có được trở về thăm lại gốc chè xanh của bà, thăm luỹ tre vừa gieo mầm trong tháng... Lúc đó, sẽ khác nhiều và cuộc đời chắc đẹp, chắc thơ gấp bội. Tháng hai, bà trở lại Thái Bình. Cháu lại đi với mối thù thằng Tây mũi lõ, thằng Tây quấn thừng đã làm một đời bà khổ. Khi thắng lợi trở về chắc bà không còn nữa. Song, đời bà đã mấy mươi lần tiễn các con đi... Chị Nhàn vất vả mà vui, ấy, người phụ nữ đảm đang có chồng là liệt sĩ. Khuya thế này chị còn đi đâu, ánh đèn bão lung linh sau hàng râm bụt... Ừ, như thế, những tâm hồn cao thượng đang nằm nghỉ, ngày mai, họ lại viết tiếp lịch sử của loài người. Ta bỗng nhớ xa xôi đến đỉnh màn thân yêu, mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh. Nhớ vườn mía mùa này ngọn gió cũng mang vị ngọt... Ta nhớ bạn, nhớ Lăng, Hậu, Hải, nhớ từ thẳng Kiểm đến dáng người xa lạ ta gặp ở bến xe... Đêm nay có phải là đêm chuẩn bị hành quân vào trong ấy, mà kỉ niệm thức dậy. Ngồi trầm tư trước ngọn đèn... Mai, Minh đi tiền trạm. Tế vẫn đau bụng rồi hành quân ra sao. Củi không hiểu đã đủ chưa, sáng mai đi lấy gạo. Cải nhổ được rồi đấy, cân cho nhà bếp là vừa... Linh kinh lắm, nhưng gọn biết bao, chỉ day dứt là cái lòng anh Đất này, Tân Yên... Em đừng khóc, các anh đi rồi lại trở về mà. Lau nước mắt đi em. Ta là người Việt Nam, sống trên đất nước Việt Nam... “Đất nước của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép Lúc chia tay không hề rơi nước mắt Nước mắt chỉ dành cho ngày gặp mặt... ” (Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi, NXB Thanh niên, 2005) a) Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại nhật kí được thể hiện ở văn bản trên. b) Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa cái “tôi” tác giả trong văn bản trên với cái “tôi” tác giả trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm (SGK Ngữ văn 12 tập một).