Danh sách câu hỏi

Có 4,916 câu hỏi trên 99 trang
* Đọc văn bản  Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:   1. Hình dung: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa  - Hoa xuân rụng.  - Thềm lan.  - Nước non.  - Ý khách.  - Bóng dương tà.  - Bóng tà dương.  - Khách tha hương.  - Hàng lệ rơi.  2. Theo dõi: Những nơi mưa rơi xuống.  - Lầu.  - Thềm lan.  - Nẻo dặm ngàn.  - Nước non.  - Ngoài nội trên ngàn.  - Đầm, nẻo đồi.  3. Theo dõi: Cách sử dụng các biện pháp tu từ.  - Các biện pháp tu từ được sử dụng:  + Điệp ngữ: “mưa hoa rụng”, “mưa xuống”, “mưa rơi”, “bóng dương”, “mưa trong ý khách”  + Ẩn dụ: “thềm lan”, “giọng đàn mưa xuân”, “bóng tà dương”, “mưa trong ý khách”,…  - Nhận xét cách sử dụng các biện pháp tu từ:  + Tác giả sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ điệp ngữ và ẩn dụ trong bài thơ bằng cách hợp lý, dễ hiểu.  + Sử dụng khéo léo, ý nhị, vừa thể hiện nội dung bài thơ rất sâu sắc, vừa làm bài thơ nhịp nhàng, bay bổng.  4. Suy luận: Nguyên nhân khiến nhân vật “khách tha hương” rơi lệ.  - Do “khách tha hương” thấy được bóng tà dương trong một buổi chiều, nhớ lại quê hương nên mới rơi lệ.  - Rộng hơn nữa, “khách tha hương” đã xa quê lâu năm được chứng kiến một cơn mưa, và hàng loạt cảnh vật của cố hương hiện ra trong cơn mưa qua tâm tưởng của “khách”. Chính vì vậy, “khách” đã bồi hổi, xúc động, nhớ nhung về quê hương.  * Sau khi đọc  Nội dung chính: Bài thơ tái hiện lại một chiều mưa xuân êm ả, thơ mộng cùng tiếng đàn du dương trong cơn mưa. Khi chứng kiến hình ảnh ấy, người khách xa quê bồi hồi, xúc động, sầu đau khi nhớ lại quê hương của mình.    Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa. 
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các trường hợp dưới đây:  a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. (Tục ngữ)  b. Nấu đậu phụ cho cha ăn  Sắc ích mẫu cho mẹ uống.                                  (Câu đối)  c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt  Rổ rức lòng tôm, tép nhảy qua.                        (Nguyễn Huy Lượng)  d. Bánh cả thùng sao gọi là bánh ít?  Trầu cả khay sao gọi là trầu không?                           (Ca dao)  e. Thấy nếp thì lại thèm xôi  Ngồi bên thùng gạo nhớ nồi cơm thơm.                         (Ca dao)  g. Con ngựa đá con người đá, con ngượi đá không đá con ngựa. (Vế đối cổ)   h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai  Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò.                        (Ca dao)  i. Con cá đối bỏ vào trong cối đá;  Con mèo cái nằm trên mái kèo.  Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.                         (Ca dao)  k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp;  Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang;  Một trăm thứ than, than thân không ai quạt;  Một trăm thứ bạc, bạc tình chẳng ai mua.                             (Ca dao)           
* Đọc văn bản  Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:   1. Hình dung: Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phu.  - Người chinh phụ đang tiễn người chinh phu ra trận, địa điểm tiễn đưa có thể ở Hàm Dương, gần vườn dâu.  - Người chinh phụ có thể là một cô gái trẻ đang bịn rịn, quyến luyến không muốn xa chồng. Hai vợ chồng luyến lưu nhìn nhau, một bước đi lại một bước dừng.  - Sau khi người chồng đã đi xa, người vợ sầu não, cô đơn, đau đớn khi vừa nhớ thương, vừa lo lắng cho chồng. Nàng nhìn mãi, ngóng theo chồng nhưng chỉ thấy vườn dâu xanh ngắt trải dài.    2. Theo dõi: Các từ ngữ miêu tả cảm xúc của người chinh phụ.  - Ngẩn ngơ nỗi nhà.  - Sầu.    3. Hình dung: Tâm trạng của người chinh phụ sau khi chia li người chinh phu  - Cảm xúc của người chinh phụ:  + Thẫn thờ, ngẩn ngơ nhìn chồng rời đi.  + Sầu não, u buồn và nhớ chồng da diết.  + Lo lắng cho chồng khi chồng ở chiến trường.  + Bồi hồi ngóng chồng trở về.  * Sau khi đọc  Nội dung chính: Bài thơ tái hiện cảnh chia li của người chinh phụ và người chinh phu trước khi ra trận qua lời tâm sự của người chinh phụ, qua đó nhà thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung, buồn sầu của những người phụ nữ trong thời chiến khi tiễn chồng ra trận.    Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát? 
* Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)  - Nêu được vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên để bàn luận.   - Trình bày được mối quan hệ hai chiều giữa con người với tự nhiên (trong phạm vi vấn đề nghị luận), triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ, sử dụng lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực và tiêu biểu.  - Nêu được quan điểm trái chiều về vấn đề hoặc khía cạnh nào đó của vấn đề và phản bác một cách có cơ sở.   - Đề xuất được giải pháp khả thi để giải quyết những bất ổn trong ứng xử của con người với tự nhiên.  * Phân tích bài viết tham khảo  Văn bản: Con người đã làm gì với tự nhiên?    - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; ý nghĩa của mối quan hệ này; sự nhận thức chưa thấu đáo của 1 số người về điều đó; nhu cầu bàn luận sâu hơn về vấn đề.   - Trình bày ý kiến về vấn đề: Quả vậy, giữa con người với tự nhiên có mối quan hệ phong phú, đa chiều. Đó là vấn đề muôn thuở. Tuy nhiên, không phải bao giờ con người cũng nhận thức được một cách sâu sắc, thấu đáo để biết ứng xử đúng đắn với tự nhiên.  - Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 1: Thể chất của con người mang tính tự nhiên.   - Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 2: Tự nhiên là thế giới bao quanh con người.   - Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 3: Tự nhiên còn là nguồn sống của tâm hồn con người.   - Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 4: Con người đã đối xử tệ bạc với tự nhiên.   - Dùng lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 5: Con người phải trả giá vì đã tác động vào tự nhiên 1 cách thiếu khoa học.   - Phản bác ý kiến trái chiều về 1 khía cạnh của vấn đề.   - Khái quát lại vấn đề nghị luận, nêu trách nhiệm của mọi người và đề xuất phương hướng hành động. 
* Đọc văn bản   1. Theo dõi: Thời gian, không gian và sự việc liên quan đến nhan đề của truyện.     - Thời gian: đời Tuyên Đức nhà Minh  - Không gian: trong cung.  2. Theo dõi: Hoàn cảnh của nhân vật chính trong truyện.   - Trong huyện có Thành đã dự khoa Đồng tử nhưng lâu không thi đỗ, tính chất phác nên bị bọn lí dịch gian giảo ép làm chức lí chính, tìm đủ cách chối từ mà không được, chưa đầy một năm thì chút ít gia sản đã cạn kiệt.  3. Theo dõi: Bà đồng bói toán có liên quan đến những sự việc nào trong truyện?   - Liên quan đến sự việc chỉ địa điểm để đi tìm dế chọi.   4. Dự đoán: Điều gì xảy ra sau khi con Thành sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt”?   - Dự đoán là hồn của con Thành đã nhập vào chú dế, nên khi con Thành sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt”.   5. Theo dõi: Con dế mới bắt được có gì kì lạ?   - Vừa nhỏ, vừa ngắn mà màu tía.  - Hình dáng như con chó, cánh hoa mai, đầu vuông chân dài.  6. Đối chiếu: Điều em dự đoán ở trên có chính xác không?   - Điều em dự đoán bên trên hoàn toàn chính xác.   * Sau khi đọc  Nội dung chính:   Tác phẩm Dế chọi kể về câu chuyện gia đình Thành Danh tìm bắt, nuôi nấng dế chọi để cống nạp cho nhà vua. Đồng thời tác giả đã lên án phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời đã đè nén, áp bức, gây ra bao đau cho những người dân hiền lành lương thiện.  Nêu các sự kiện tạo nên cốt truyện và nhận xét ngắn gọn về không gian, thời gian, nhân vật chính trong truyện.