Danh sách câu hỏi

Có 291,680 câu hỏi trên 5,834 trang
Sau khi kết hôn, vợ chồng anh P sinh được 2 người con, các khoản chi tiêu ngày càng nhiều hơn nên vợ chồng anh thường xuyên bàn bạc, tính toán thu, chỉ hằng tháng sao cho hợp lí. Đầu tiên là xác định các mục tiêu tài chính của gia đình, căn cứ vào thu nhập, vợ chồng anh đặt ra mục tiêu ngắn hạn là mỗi tháng tiết kiệm được 5 triệu đồng; mục tiêu dài hạn trong 3 năm tới là có một khoản tiền để sửa nhà. Để đạt được mục tiêu đó, vợ chồng anh đã theo dõi và kiểm soát thu, chỉ hẳn tháng nhằm biết rõ số tiền được chỉ là bao nhiêu và sẽ chỉ cho những khoản Bảng dưới đây cho thấy các khoản thu, chỉ mỗi tháng của gia đình anh P: - Thu nhập/tháng (lương, thưởng, làm thêm): 22 triệu đồng. - Chi tiêu thiết yếu: + Tiền ăn uống: 8 triệu đồng. + Điện, nước, điện thoại: 1 triệu đồng. + Đi lại: 1 triệu đồng. + Tiền học: 4 triệu đồng. + Tiêu vặt: 1 triệu đồng. – Chi phát sinh: 2 triệu đồng. – Tiết kiệm: 5 triệu đồng. Sau khi tính toán các khoản thu, chỉ, gia đình anh thiết lập nguyên tắc thu, chi sao cho chỉ không lớn hơn thu, phân bố theo tỉ lệ khoảng 68% cho chi tiêu thị yếu; 9% cho các khoản phát sinh và khoảng 23% cho tiết kiệm. Và cuối cùng, cả phải tuân thủ kế hoạch thu, chỉ đã được đề ra, trong trường hợp phát sinh nhữn khoản chi ngoài kế hoạch, gia đình anh sẽ cắt giảm các khoản chỉ không cần thi và điều chỉnh lại kế hoạch quản lí thu, chỉ cho phù hợp hơn. a) Em nhận xét như thế nào về các mục tiêu tài chính của gia đình anh P trong trường hợp trên? b) Căn cứ vào nội dung thông tin trong trường hợp đó, em hãy vẽ sơ đồ các bước lập kế hoạch quản lý thu, chi của gia đình anh P.
Đọc các trường hợp dưới đây: Trường hợp 1. Trước đây, gia đình chị D thường chỉ tiêu không kiểm soát, không có mục tiêu tài chính rõ ràng, thu nhập bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu. Những mâu thuẫn về tài chính trong gia đình cũng bắt đầu nảy sinh. Khi được chuyên gia tư vấn, vợ chồng chị D nhận ra những sai lầm trong thói quen chi tiêu của mình và bắt đầu học cách quản lí thu, chỉ trong gia đình. Sau một thời gian thực hiện, cuộc sống của gia đình chị đã ổn định hơn và từ đó các mục tiêu tài chính của gia đình cũng dần được thực hiện. Trường hợp 2. Gia đình anh T có thu nhập cao nhưng ít quan tâm đến việc quản lí thu, chỉ trong gia đình. Trong khi gia đình anh H luôn xác định đúng mức nhu cầu chỉ tiêu của các thành viên, tính toán, cân đối các chi phí cố định và các khoản phát sinh đột ngột, thì gia đình anh T chi tiêu lãng phí, không kiểm soát. Thấy gia đình anh H luôn chủ động trong kế hoạch chi tiêu, đạt được các mục tiêu tải chính, lại còn có tiền tiết kiệm và đầu tư cho con cái học hành, gia đình anh T rất nể phục và đã thay đổi thói quen chi tiêu cũng như cách quản lí thu, chi trong gia đình mình. a) Em hãy đánh giá thói quen chi tiêu của gia đình chị D trong trường hợp 1. b) Em hãy chứng minh rằng việc quản lí thu, chi trong gia đình sẽ giúp các gia đình điều chỉnh được thói quen chi tiêu và đạt được các mục tiêu tài chính. c) Em hãy nhận xét việc quản lí thu, chi của các gia đình trong trường hợp 2. d) Theo em, quản lí thu, chi hợp lí sẽ mang lại lợi ích gì cho các hộ gia đình?
Gia đình bạn H có 4 thành viên: bố, mẹ, chị gái và H. Bố của H là kĩ sư, chị g là nhân viên bán hàng, mẹ của H đã nghỉ hưu. Hiện nay, mẹ của H trồng rau sạch và chăn nuôi tại trang trại của gia đình. Những ngày được nghỉ học, H cũng phụ mẹ chăm vườn rau. Hằng tháng, mẹ của H còn có lương hưu và gia đình có tiền lãi gửi tiết kiệm. Thu nhập của các thành viên tạo thành ngân sách của gia đình được phân bổ hợp lí cho các khoản chi khác nhau như chi tiêu cho nhu cầu thị yếu, nhu cầu cá nhân của mỗi thành viên và mục tiêu tài chính của gia đình. Các thành viên trong gia đình H cùng thống nhất cách quản lí thu, chỉ theo nguyên tắ đảm bảo tổng số tiền chỉ không vượt quá tổng số tiền thu; xác định và ưu tiên các khoản chi quan trọng; đặt mục tiêu tiết kiệm hằng tháng; a) Từ trường hợp trên, em hãy cho biết gia đình bạn H có những nguồn thu nhập nào. b) Theo em, những nguyên tắc mà gia đình bạn I thực hiện có phải là quản lí thu, chi trong gia đình không? Vì sao?
Đọc thông tin Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật mà gia đình nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Các khoản thu nhập của gia đình bao gồm: tiền lương, tiền công tiền lãi kinh doanh, tiền tiết kiệm, các khoản tiền trợ cấp xã hội... Thu nhập của gia đình có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau: từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được cho, tặng. Chỉ tiêu của gia đình là các khoản chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình. Các khoản chi tiêu chính của mỗi gia đình thường bao gồm chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu, nhu cầu cá nhân và mục tiêu tà chính của gia đình. Quản lí thu, chi trong gia đình là một yếu tố quan trọng để duy trì và đảm bảo sự ổn định tài chính của gia đình. Quản lí thu, chỉ một cách hợp lí giúp mỗi gi đình có cái nhìn tổng quan về tài chính và từ đó có thể kiểm soát chi tiêu của gia đình sao cho cân đối với thu nhập; giúp cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, tránh lãng phi, nhờ đó có thể tăng tiết kiệm, dự trữ tài chính để thực hiện cá mục tiêu tài chính của gia đình, chủ động ứng phó với các sự cố hoặc tỉnh huốn bất ngờ phát sinh (chi phí y tế, mất việc làm,...). Quản lí thu, chỉ cũng giúp mì gia đình xác định được sự ưu tiên cho các mục tiêu tài chính, nhờ kiểm soát đưng thu, chỉ, mỗi gia đình có thể xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, di hạn để từ đó lập kế hoạch chi tiêu phù hợp. a) Từ thông tin trên, em hãy vẽ sơ đồ mô tả các khoản thu nhập và các khoả chi tiêu trong gia đình. b) Em hãy chứng minh sự cần thiết của việc quản lí thu, chi trong gia đình.
Đọc thông tin Kết quả đạt được của các doanh nghiệp tư nhân trong thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam – Về kinh tế: Doanh nghiệp tư nhân ở nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là về tăng trưởng, đầu tư, thương mại, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân đã thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Năm 2022, doanh nghiệp tư nhân đóng góp 50,27% GDP và có xu hướng tăng lên (trong tỉ lệ này, doanh nghiệp đăng kí chính thức chiếm 14,84%, khu vực hộ kinh doanh chiếm 35,43%). Khối doanh nghiệp tư nhân nước ngoài (FDI) đóng góp 20,74% GDP. - Tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống: Đến năm 2022, số lan động đang làm việc trong khu vực tư nhân chiếm 85,3% tổng số lao động từ 1, tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, tương đương gần 47,2 triệu người (năm 2020: 44,9 triệu người). Các doanh nghiệp tư nhân tạo ra trung bình 567 000 việc làm mới mỗi năm. - Trao quyền kinh tế cho phụ nữ: Doanh nghiệp tư nhân đã giúp phụ nữ Việt Nam tăng cường quyền tự chủ trong việc ra quyết định và nâng cao tiếng nói. Nếu năm 2020 chỉ có 22% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thì đến năm 2022 là 23,8% - Bảo hiểm xã hội và các chương trình an sinh xã hội: Các doanh nghiệp từ nhân đóng một vai trò chủ chốt trong việc tăng số người tham gia bảo hiểm xã hộ trên cả nước. Năm 2022 có 24% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội. – Người tiêu dùng: Thực tế cho thấy, xét trên phương diện trách nhiệm xã hội các doanh nghiệp tư nhân đã đóng vai trò quan trọng khi góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng thông qua các chủng loại và chất lượng sản phẩm hàng hoá mà họ tạo ra. – Vấn đề đạo đức: Nhiều chương trình đã được các doanh nghiệp tư nhân thực hiện như: sử dụng nhiên liệu tái sinh, giảm khí thải công nghiệp, xây dựng các khi công nghiệp xanh và các hoạt động từ thiện vì cộng đồng (Theo Hoàng Thị Thu Trang và cộng sự, Thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam Tạp chí Nguồn nhân lực và An sinh xã hội, 2023, số 20, trang 2 – 9  a) Theo em, thông tin trên đề cập đến các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Em hãy tìm những ngữ liệu trong thông tin để làm rõ các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội đó. b) Em hãy chứng minh rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên sẽ mang lại ý nghĩa cho cộng đồng, xã hội và bản thân doanh nghiệp
Hai doanh nghiệp X và Y kinh doanh trong cùng một ngành. Tuy nhiên, quâ trình hoạt động của hai doanh nghiệp có sự khác biệt rõ rệt. Bảng dưới đây so sánh sự khác nhau giữa hai doanh nghiệp: Doanh nghiệp X Doanh nghiệp Y - Có mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn rõ ràng, cụ thể. - Xác định cơ hội kinh doanh dựa trên cơ sở xem xé môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nắm rõ điểm yếu, điểm mạnh của mình. - Đánh giá cá phương án kinh doanh để tìm ra phương pháp hợp lí, triển vọng nhất. - Thường xuyên điều chỉnh hoạt động kinh doanh để thích ứng với sự thay đổi,... - Xác định mục tiêu kinh doanh không rõ ràng, cụ thể. - Không đánh giá được cơ hội kinh doanh. - Không nắm bắt được thị trường, kháng hàng tiềm năng cũng như đối thủ cạnh tranh. - Không hiểu rõ hoạt động kinh doanh, thị trường phân phối. - Không có kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự.   a) Em hãy dự đoán về kết quả sản xuất kinh doanh của hai doanh nghiệp trên. b) Theo em, việc lập kế hoạch kinh doanh mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Nếu không có kế hoạch kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp sẽ gặp phải những vấn đề gì?
Công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng T đã quyết định đầu tư sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về sản phẩm điện tử tiêu dùng. Khi đưa ra quyết định này, công ty đã đánh giá cơ hội và rủi ro. Trong đó cơ hội là gia tăng nhu cầu của khách hàng và chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao của Chính phủ. Bên cạnh đó, công ty cũng đánh giá rủi ro và đưa ra biện pháp xử lí như sau: Rủi ro Biện pháp xử lý Rủi ro về tài chính: chi phí đầu tư, chi phí nhân công cao.   Lập kế hoạch tài chính chi tiết nhằm đảm bảo có đủ vốn để mở rộng và duy trì hoạt động trong trường hợp khó khăn tài chính xuất hiện. Rủi ro về cung ứng: nguy cơ phụ thuộc vào một số nhà cung ứng duy nhất. Thực hiện đa dạng hoá nhà cung cấp và xây dựng một mạng lưới cung ứng dự phòng. Rủi ro về thị trường: Xu hướng tiêu dùng công nghệ biến đổi nhanh chóng. Thực hiện nghiên cứu thị trường định kì và theo | hướng tiêu dùng công nghệ dõi xu hướng công nghệ để điều chỉnh sản phẩm biến đổi nhanh chóng. và duy trì sự cạnh tranh.   a) Từ trường hợp trên, em hãy xác định những cơ hội, rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. b) Em hãy kể tên những biện pháp để ứng phó với những rủi ro có thể gặp phải