Danh sách câu hỏi

Có 290,537 câu hỏi trên 5,811 trang
Đọc.   Bạn nhỏ trong rừng Lán địa chất của bố tôi ở trong khu rừng có nhiều cây sau sau. Gần lán có một cái tổ sóc trong hốc cây ở trên cao. Một chú sóc ngày ngày ra vào. Chú có bộ lông khá đẹp, lưng xám thẫm nhưng bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. Chú không đứng yên một chỗ lúc nào, thoắt trèo, thoát nhảy, lắm lúc chỉ nhìn thấy cái đuôi phất phất. Toóc! Toóc! Toóc! Sáng sớm, sóc đã đi kiếm ăn. Buổi trưa, chú về tổ và xế chiều lại ra đi. Sóc khá dạn người. Có lúc, chú đứng trên hai chân sau, hai chân trước co lại trông như một em bé chắp tay chào, hai mắt đen láy nhìn xuống chúng tôi như muốn nói: “Chào các anh! Tôi là bạn cùng xóm đây mà!”. Một hôm, nhân đá cầu giấy rơi vào gốc cây sau sau, tôi chạy đến tìm thì thấy một cái hủm, lá khô và rác che phủ bên ngoài. Kéo tung mớ cỏ rác lên thì thấy rơi vãi ra những hạt rẻ và quả gắm già, mấy quả trám khô và một ít hạt ngô,… Đoán là tổ chuột, tôi không để ý đến nữa. Một đợt gió mùa đông bắc kéo đến. Khu rừng vắng bóng chú sóc. Chắc rét quá, chú đành ở trong tổ. Một hôm, trời ấm hơn, tôi thấy sóc chui ra. Chui bò đến chỗ cái hủm ở gốc cây, bới bới, cào cào, chạy ra chạy vào rồi lại leo lên chạy cây, đôi mắt ngơ ngác: - Toóc! Toóc! Toóc! Tôi chợt hiểu: cúi hủm kia là kho dự trữ của sóc. Chú sóc biết lo xa đã dành dụm thức ăn cho những ngày mưa rét. Thế mà tôi đã phá mất! Lòng tôi dâng lên nỗi hối hận. Tôi nhặt trám rụng và kiếm thêm một nắm ngô bỏ vào cái hủm ở gốc cây. Tôi còn rải một ít ngô quanh gốc cây cho sóc dễ thấy. Hi vọng sóc nhận món quà của tôi, cũng là nhận lời xin lỗi của tôi. - Toóc! Toóc! Toóc! Kìa! Sóc đã ra kia rồi! Chào chú! (Theo Ngô Quân Niệm)
Đọc câu chuyện ngụ ngôn dưới đây và thực hiện yêu cầu. Hươu soi mình trong bóng nước Bên dòng suối trong xanh, có một chú hươu đang đứng soi mình trong bóng nước, mải mê ngắm nghía cặp sừng của mình. (A) Chú tự hào nghĩ: “Cặp sừng của mình mới to và đẹp làm sao? Từng nhánh sừng cong vút, vươn lên cao trông thật là đẹp!”. Khi ngắm đến hai đôi chân, chú bỗng thấy buồn vì trông chúng gầy guộc, chẳng đẹp chút nào. (B) Đang buồn rầu, chú bỗng giật mình khi thấy bầy chó săn xuất hiện. (C) Chú vội co cẳng chạy. Cặp sừng to, đẹp lúc này trở nên vướng víu quá. Nó mắc lung tung vào những cành cây làm chú suýt ngã mấy lần. Cũng may nhờ hai đôi chân rắn chắc, nhanh nhẹn mà chú đã thoát khỏi bầy chó săn hung dữ. Thoát nạn rồi, chú hươu mới tự nói: “Ôi! Những đôi chân quý giá của ta! Ta đã nhầm khi không thấy được giá trị thật sự của chúng”. (Theo La Phông-ten) a. Bổ sung mỗi chi tiết dưới đây vào vị trí A, B hay C trong câu chuyện? Viết vào ô trống vị trí em chọn cho mỗi chi tiết.   Cặp sừng tỏa nhiều nhánh, màu nâu bóng như được chuốt, được mài rất kì công.   Chú thở dài vì thấy chúng chẳng khác nào bốn thanh củi khô khẳng khiu.   Trông chúng dữ tợn, hung hăng và đang lao như tên bắn về phía bờ suối. b. Em hãy bổ sung chi tiết sáng tạo vào một vị trí thích hợp trong câu chuyện Hươi soi mình trong bóng nước theo ý của em.
Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.           Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn về chốn xa xăm, mơ màng nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ.            Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.           Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta những mùa thu đã qua.           Tôi đứng tựa vai vào cây bạch đàn, nghe tiếng gỗ thì thầm những điều bí ẩn của mùa thu. Và nhìn lên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai: Khói về rứa ăn cơm với cá Khói về ri lấy đá đập đầu           Chúng cứ hát mãi, hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông… (Theo Nguyễn Trọng Tạo) Nông giang: sông đào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Rứa: (phương ngữ) thế. Ri: (phương ngữ) thế này
Xếp các từ in đậm trong mỗi đoạn thơ sau vào nhóm thích hợp: a.                                             Nay cháu về nhà mới Bao cánh cửa1 – ô trời Mỗi lần tay đẩy cửa Lại nhớ bà khôn nguôi. Đoàn Thị Lam Luyến   Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa2 sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư. Quang Huy   Đường chiều nay bạn mở Quân ta đang bươn đèo Sau lưng hoàng hôn đỏ Trước cửa3 rừng trăng treo... Phạm Quốc Ca b.                                             Không có chân có cánh Mà lại gọi: con sông? Không có lá có cành Lại gọi là: ngọn1 gió? Xuân Quỳnh   Mặt trời vừa lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu ngọn2 cỏ Sương lại càng long lanh. Trần Hữu Thung   Ngọn3 lửa tự đâu ra Bếp nhà ai cũng có Lửa bao nhiêu tuổi rồi Mà vẫn như con nhỏ Reo bập bùng trước gió Như chơi trò ú tim. Vũ Quần Phương Nghĩa gốc   Nghĩa chuyển