Danh sách câu hỏi
Có 305,471 câu hỏi trên 6,110 trang
Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ:
Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đoàn kiến trường chinh tự thuở nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son. […]
(Trích Chiều thu – Nguyễn Bính[1], Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Tác phẩm mới Hà Nội, 1976, tr.25)
[1] Nguyễn Bính (1918 – 1966) là tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ mới (1932 – 1945). Với những bài thơ đậm nét phong cách dân gian, ông trở thành một trong những nhà thơ làm nên “một thời đại trong thi ca”. Từ khi xuất hiện trên thi đàn dân tộc, những bài thơ lục bát tài hoa, đậm đà sắc thái ca dao của Nguyễn Bính đã đi vào lòng người bởi sự gắn bó với cội nguồn, với “hồn xưa đất nước”.
Trong “Đến với bài thơ hay” Lê Trí Viễn cho rằng: “Vào thơ hay, dù là điệu kiên cường hay làn êm ái đều là vào thế giới của cái đẹp”.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ cảm nhận về bài thơ Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ dưới đây, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
KHOẢNG TRỜI HỐ BOM
Lâm Thị Mỹ Dạ [1]
Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom...
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mồ, nắng ngời bao sắc đá,
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau.
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh.
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Đã hoá thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Đi qua khoảng trời em - Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?
Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng!
Trường Sơn, 10-1972
[1] Lâm Thị Mỹ Dạ là nữ thanh niên xung phong đi mở đường trên núi rừng Trường Sơn. Đó là những con người từng được Tố Hữu ca ngợi là “Xẻng trong tay mà viết nên trang sử hồng” trong khoảng thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta trở nên ác liệt hơn bảo giờ hết. Bài thơ “Khoảng trời hố bom” là bài thơ sáng giá nhất trong chùm thơ của bà được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1972-1973. Bài thơ là lời tưởng niệm đầu xúc động về sự hi sinh của người thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mĩ. Bài thơ viết trên đường hành quân, khi nhà thơ đang cùng đồng đội vượt qua những trong điểm đầy bom đạn ác liệt.
Ngày 21/5/2023, chương trình Cất cánh tháng 5 của VTV với chủ đề Chuyển mình để bứt phá đã chia sẻ câu chuyện về anh Lê Yên Thanh - một trong Under 30 năm 2021 của tạp chí Forbes Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Yên Thanh đã nhận được lời đề nghị ở lại làm việc cho Google với mức lương 6.000 USD/tháng (tương đương 130 triệu đồng/tháng ở thời điểm đó). Nhưng anh đã bỏ qua cơ hội này, quyết định từ bỏ những điều mình đang có, về nước khởi nghiệp với dự án BusMap. Anh đã chấp nhận những khó khăn trong quá trình chuyển mình. Có những lúc tưởng chừng thất bại, nhưng sau 6 năm, bằng sự kiên trì và cố gắng, anh đã thành công. Ứng dụng BusMap đã có mặt tại 6 tỉnh, thành phố lớn, giúp người dùng có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm.
Từ câu chuyện về anh Lê Yên Thanh, hãy viết bài văn bày tỏ những suy nghĩ của em về vấn đề chuyển mình để bứt phá.