Câu hỏi:
12/07/2024 1,304Cho hình thang cân ABCD. Đáy nhỏ AB bằng cạnh bên BC và đường chéo AC vuông góc với cạnh bên AD.
a) Tính các góc của hình thang cân.
b) Chứng minh rằng trong hình thang cân đó đáy lớn gấp đôi đáy nhỏ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải
a) ABCD là hình thang cân \[ \Rightarrow \widehat D = \widehat C;\;\widehat A = \widehat B\].
• Xét ∆ACD có: \[\widehat {ADC} + \widehat {ACD} = 180^\circ - \widehat {DAC} = 180^\circ - 90^\circ = 90^\circ \]
• Xét ∆ABC có: AB = BC Þ ∆ABC cân tại B
\[ \Rightarrow \widehat {BAC} = \widehat {BCA}\]
Ta có: \[\widehat {DAB} = \widehat {DAC} + \widehat {CAB}\]
\[ = 90^\circ + \widehat {CAB} = \widehat {ADC} + \widehat {ACD} + \widehat {ACB}\]
\[ = \widehat {BCD} + \widehat {BCD} = 2\widehat {BCD}\]
Mà \(\widehat {DAB} + \widehat {BCD} = 180^\circ \Rightarrow 2\widehat {BCD} + \widehat {BCD} = 180^\circ \)
\( \Rightarrow 3\widehat {BCD} = 180^\circ \Rightarrow \widehat {BCD} = 60^\circ \)
\[ \Rightarrow \widehat C = \widehat D = 60^\circ \]
\[ \Rightarrow \widehat A = \widehat B = 180^\circ - \widehat C = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \]
b) Xét ∆ADC có \(\widehat D = 60^\circ \Rightarrow \widehat {ACD} = 90^\circ - 60^\circ = 30^\circ \)
Trong một tam giác vuông, cạnh đối diện với góc 30° có độ dài bằng nửa cạnh huyền
Suy ra \(AD = \frac{1}{2}DC\).
Mà \(AD = BC = AB \Rightarrow AB = \frac{1}{2}DC\).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Cho đường tròn (O; R) và một điểm A sao cho OA = 2R, vẽ các tiếp tuyến AB, AC với (O; R), B và C là các tiếp điểm. Vẽ đường kính BOD.
a) Chứng minh 4 điểm A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh rằng: DC // OA.
c) Đường trung trực của BD cắt AC và CD lần lượt tại S và E. Chứng minh rằng OCEA là hình thang cân.
d) Gọi I là giao điểm của đoạn OA và (O), K là giao điểm của tia SI và AB. Tính theo R diện tích tứ giác AKOS.
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O; R). Vẽ 2 tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (O), (B, C là các tiếp điểm). Vẽ đường kính CD của đường tròn (O).
a) Chứng minh rằng: OA ^ BC và OA // BD.
b) Gọi E là giao điểm của AD và đường tròn (O) (E khác D), H là giao điểm của OA và BC. Chứng minh rằng: AE.AD = AH.AO.
Câu 6:
Cho hàm số bậc nhất y = (m − 1)x + 4 có đồ thị là đường thẳng (d) (m là tham số và m ≠ 1).
a) Vẽ đồ thị khi m = 2.
b) Với giá trị nào của m thì đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = −3x + 2 (d1).
c) Tìm m để đường thẳng (d) cắt trục Ox, Oy lần lượt tại hai điểm A, B sao cho diện tích tam giác OAB bằng 2.
Câu 7:
Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm).
a) Chứng minh rằng OA vuông góc với BC.
b) Vẽ đường kính CD. Chứng minh rằng BD // AO.
c) Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC, biết OB = 2 cm; OA = 4 cm.
d) Đường thẳng AD cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là M.
Chứng minh: AM.AD = AH.AO.
e) Qua O vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh AD tại K và cắt đường BC tại E. Chứng minh ED là tiếp tuyến của đường tròn (O).
về câu hỏi!