Câu hỏi:
13/07/2024 767* Nội dung chính Sự thật là thước đo chân lí: Bài đọc ca ngợi nhà bác học Ga-li-lê đã dũng cảm bảo vệ chân lí, dũng cảm sửa đổi sai lầm của mình.
Sự thật là thước đo chân lí
Năm 25 tuổi, Ga-li-lê trở thành giáo sư đại học. Một lần, đọc tác phẩm của A-ri-xtốt, ông chợt thấy nghi ngờ: Nhà bác học vĩ đại này cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Ông quyết định đến tháp nghiêng Pi-sa làm thí nghiệm. Từ trên tháp, ông thả xuống hai hòn đá. Lẽ ra, hai hòn đá phải rơi cùng một lúc, song do sức cản của không khí, hòn nặng rơi xuống trước hòn nhẹ khoảng ba, bốn xăng-ti-mét Thất bại ấy không làm Ga-li-lê nản lòng. Ông làm đi làm lại thí nghiệm. Kết quả, ông phát hiện ra rằng không khí có sức cản. Nếu thả rơi các vật trong ống đã rút hết không khí, tốc độ rơi của các vật sẽ như nhau. Thế là nhờ thí nghiệm, Ga-li-lê không những chứng minh được lập luận của mình mà còn phát hiện ra định luật về sức cản của không khí.
Do bấy giờ người ta rất tôn sùng A-ri-xtốt, Ga-li-lê bị buộc phải từ chức và chuyển đến một trường đại học khác. Ông miệt mài thiết kế một chiếc kính viễn vọng. Nhờ có kính viễn vọng, ông nhận ra rằng Trái Đất không đúng yên một chỗ mà quay quanh Mặt Trời. Đây chính là điều mà Cô-péc-ních phát hiện ra từ gần 100 năm trước. Ga-li-lê đã từng phản đối Cô-péc-ních. Nhưng bây giờ, ông viết sách ủng hộ phát hiện này.
Ga-li-lê bị đưa ra toà xét xử, buộc phải từ bỏ ý kiến của mình. Nhung vừa bước chân ra của toà án, ông đã bực tức nói to:
– Dù sao thì Trái Đất vẫn quay!
Ga-li-lê phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm Cô-péc-ních và Ga-li-lê đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.
(Sách Kể chuyện danh nhân thế giới)
Vì sao Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ của các vật?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ của các vật để tìm hiểu nghi ngờ của mình sau khi đọc tác phẩm của A-ri-xtốt
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xếp các vị ngữ mà em tìm được ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp:
a, Vị ngữ giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ.
b, Vị ngữ kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ.
c, Vị ngữ miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ.
Câu 2:
Quan sát hai bức ảnh đoàn tàu Thống Nhất dưới đây và viết ba câu:
- Một câu giới thiệu đoàn tàu.
- Một câu kể hoạt động của người soát vé hoặc hành khách đi tàu.
- Một câu miêu tả đặc điểm của đoàn tàu hoặc cảnh đẹp bên đường tàu.
Câu 3:
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về lòng dũng cảm.
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các con vật
Câu 4:
Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:
a, Đặt câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.
b, Đặt câu với một thành ngữ ở bài tập 3.
Câu 5:
Em hiểu " bông hồng thép" trong bài đọc này có nghĩa là gì? Tìm ý đúng:
a, Chiến sĩ tình báo dũng cảm.
b, Người phụ nữ dũng cảm.
c, Chiến sĩ tình báo tài giỏi.
d, Người phụ nữ tài giỏi.
Câu 6:
Tìm vị ngữ trong các câu sau:
a, Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới... Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.
Theo Minh Chuyên
b, Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng. Những cơn gió lạnh nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ. Đàn vịt vẫn nhởn nhơ trôi.... Cô bé cất tiếng cười giòn tan, Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa.
Theo Lê Minh
Câu 7:
Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a, Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?
b, Qua câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó, em hiểu thế nào là lòng dũng cảm?
về câu hỏi!