Câu hỏi:

12/07/2024 14,512

Cho đường tròn (O; R) đường kính AB cố định. Dây CD di động vuông góc với AB tại H giữa A và O. Lấy điểm F thuộc cung AC nhỏ; BF cắt CD tại E, AF cắt tia DC tại I.

1. Chứng minh: tứ giác AHEF nội tiếp.

2. Chứng minh: HA.HB = HE.HI.

3. Đường tròn nội tiếp tam giác IEF cắt AE tại M. Chứng minh M thuộc đường tròn (O; R).

4. Tìm vị trí của H trên OA để tam giác OHD có chu vi lớn nhất.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Cho đường tròn (O; R) đường kính AB cố định. Dây CD di động vuông góc với  (ảnh 1)

1) Ta có: \(\widehat {AFB} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Tứ giác AHEF có: \(\widehat {AFE} + \widehat {AHE} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \), mà hai góc này ở vị trí đối nhau

Nên AHEF là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính AE.

2) Do AHEF nội tiếp nên \[\widehat {IAH} = \widehat {BEH}\]

Xét ΔHAI và ΔHEB có:

\[\widehat {IAH} = \widehat {BEH}\]

\(\widehat {AHI} = \widehat {EHB} = 90^\circ \)

Suy ra: ΔHAI  ΔHEB (g.g)

\(\frac{{HA}}{{HE}} = \frac{{HI}}{{HB}}\)

HA.HB = EH.HI

3) Ta có: \(\widehat {IFE} = 90^\circ \) F thuộc đường tròn đường kính (IE)

Gọi G là trung điểm của IE suy ra ΔIFE nội tiếp đường tròn tâm G.

Đường tròn ngoại tiếp tam giác IEF cắt AE tại M nên M thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác IEF hay IFEM nội tiếp đường tròn (G)

\(\widehat {IME} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)  IM ME (1)

Mà ΔIAB có hai đường cao IH, BF cắt nhau tại E

E là trực tâm suy ra AE IM (2)

Từ (1) và (2) suy ra ME, AE trùng nhau suy ra \(\widehat {AMB} = 90^\circ \) M (O)

4) Áp dụng định lý Pitago vào ΔOHD H ta có:

R2 = OD2 = HO2 + HD2

2R2 = 2HO2 + 2HD2

= (HO + HD)2 + (HO – HD)2 ≥ (HO + HD)2

HO + HD ≤ \(R\sqrt 2 \)

Chu vi tam giác OHD min = HO + HD + OD = \(R\sqrt 2 \) + R

Dấu “=” xảy ra khi: OH + HD = \(R\sqrt 2 \) và có OH2 + HD2 = R2

Suy ra: OH = HD = \(\frac{R}{{\sqrt 2 }}\).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Gọi A là biến cố: “bạn A thi đỗ”, B là biến cố: “bạn B thi đỗ”, C là biến cố: “chỉ có một bạn thi đỗ”.

* Trường hợp 1: A thi đỗ, B thi không đỗ.

\(P\left( {A.\overline B } \right) = P\left( A \right).P\left( {\overline B } \right)\)= 0,6 . 0,4 = 0,24.

 * Trường hợp 2: A thi không đỗ, B thi đỗ.

\(P\left( {\overline A .B} \right) = P\left( {\overline A } \right).P\left( B \right)\) = 0,4 . 0,6 = 0,24.

Theo quy tắc cộng xác suất, ta có

P(C) = \(P\left( {A.\overline B } \right) + P\left( {\overline A .B} \right)\)= 0,24 + 0,24 = 0,48.

Lời giải

Gọi x (km) là độ dài quãng đường AB,

y (giờ) là thời gian dự định đi đến B lúc đầu. (x > 0, y > 1)

Thời gian đi từ A đến B với vận tốc 35km là:

\(\frac{x}{{35}}\) = y + 2 x = 35.(y + 2) (1)

Thời gian đi từ A và B với vận tốc 50km là: \(\frac{x}{{50}}\) = y − 1 x = 50.(y − 1) (2)

Từ (1) và (2) ta có:

35.(y + 2) = 50.(y − 1)

35y + 70 = 50y – 50

y = 8

x = 35.(y + 2) = 35.10 = 350 (km)

Vậy quãng đường AB là 350km và thời gian dự định đi lúc đầu là 8 giờ.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP