Câu hỏi:
12/07/2024 5,267Cho đường tròn (O) đường kính AB, E thuộc đoạn AO (E khác A, O và AE > EO). Gọi H là trung điểm của AE , kẻ dây CD vuông góc với AE tại H.
a) Tính góc ACB ?
b) Tứ giác ACED là hình gì ?
c) Gọi I là giao điểm của DE và BC . Chứng minh HI là tiếp tuyến của đường tròn đường kính EB ?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Vì \(\widehat {ACB}\)là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên \(\widehat {ACB} = 90^\circ \)
b) Xét (O) có
OH là một phần đường kính
CD là dây
OH ⊥ CD tại H
Do đó: H là trung điểm của CD
Xét tứ giác ECAD có
H là trung điểm của đường chéo CD
H là trung điểm của đường chéo EA
Do đó: ECAD là hình bình hành
Mà EA ⊥ CD
Nên ECAD là hình thoi
c) ACED là hình thoi nên DE //AC
Mà AC ⊥ BC nên DE ⊥ BC
Suy ra: DI ⊥ BC
⇒ \(\widehat {EIB} = 90^\circ \)và \(\widehat {CID} = 90^\circ \)
Xét tam giác CID vuông tại I có IH là trung tuyến
⇒ IH = \(\frac{1}{2}CD = DH\)
⇒ ∆DHI cân tại H ⇒ \(\widehat {HID} = \widehat {EBI}\)
Gọi M là trung điểm BE
Suy ra: IM là trung tuyến của ∆IBE vuông tại I.
⇒ IM = \(\frac{1}{2}BE = BM\)
⇒ ∆MBI cân tại M
⇒ \(\widehat {MBI} = \widehat {MIB} = \widehat {EBI} = \widehat {HID}\)
Ta có: \(90^\circ = \widehat {EIB} = \widehat {BIM} + \widehat {EIM} = \widehat {HID} + \widehat {EIM} = \widehat {HIM}\)
Suy ra: HI ⊥ IM tại I
Vì IM = EM = BM = \(\frac{1}{2}BE\) và HI ⊥ IM nên HI là tiếp tuyến của \(\left( {M;\frac{{EB}}{2}} \right)\).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong một kì thi có 60% thí sinh thi đỗ. Hai bạn A và B cùng dự thi đó. Xác suất để chỉ có 1 bạn thi đỗ?
Câu 2:
Trong mặt phẳng, cho tam giác ABC có AC = 4 cm, \(\widehat A\)= 60°, \(\widehat B\)= 45°. Độ dài cạnh BC là?
Câu 3:
Một ô tô dự định đi từ A đến B trong một thời gian nhất định. Nếu xe chạy với vận tốc 35km/h thì đến nơi chậm mất 2 giờ. Nếu xe chạy với vận tốc 50km/h thì đến nơi sớm hơn 1 giờ. Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi lúc đầu.
Câu 4:
Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của BC, BD. (P) là mp qua IJ và cắt AC, AD lần lượt tại N, M. Chứng minh tứ giác IJMN là hình thang. Nếu M là trung điểm AD thì tứ giác IJMN là hình gì?
Câu 5:
Tìm số hạng đầu tiên của cấp số nhân, biết rằng công bội là 3, tổng các số hạng là 728 và số hạng cuối là 486.
Câu 6:
Cho tam giác ABC (AB < AC) có ba góc nhọn nội tiếp trong đường tròn tâm O, bán kính R. Gọi H là giao điểm của ba đường cao AD, BE, CF của tam giác ABC.
a) Chứng minh rằng AEHF và AEDB là các tứ giác nội tiếp đường tròn.
b) Vẽ đường kính AK của đường tròn (O). Chứng minh tam giác ABD và tam giác AKC đồng dạng với nhau. Suy ra AB.AC = 2R.AD.
c) Chứng minh OC vuông góc với DE.
Câu 7:
Chọn ngẫu nhiên 1 số từ tập các số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau. Tính xác suất số được chọn là số chia hết cho 3.
về câu hỏi!