Câu hỏi:
15/08/2023 3,059Cho tam giác đều ABC tâm O, M là điểm bất kỳ trong tam giác. Hình chiếu của M xuống ba cạnh của tam giác lần lượt là D, E, F. Hệ thức giữa các vectơ \(\overrightarrow {MD} ,\overrightarrow {ME} ,\)\[\overrightarrow {MF} ,\] \(\overrightarrow {MO} \) là gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Qua M kẻ các đường thẳng song song với các cạnh của tam giác QK // AB; RH // AC; SP // BC.
Dễ thấy các tam giác MKH; MRS; MPQ đều là các tam giác đều.
Ta lại có MD ⊥ HK nên D cũng là trung điểm thuộc cạnh HK của tam giác MHK.
Ta có: \(2\overrightarrow {MD} = \overrightarrow {MH} + \overrightarrow {MK} \)
Tương tự: \(2\overrightarrow {ME} = \overrightarrow {MP} + \overrightarrow {MQ} \); \(2\overrightarrow {MF} = \overrightarrow {MR} + \overrightarrow {MS} \)
⇒ \(2\left( {\overrightarrow {MD} + \overrightarrow {ME} + \overrightarrow {MF} } \right) = \left( {\overrightarrow {MQ} + \overrightarrow {MR} } \right) + \left( {\overrightarrow {MP} + \overrightarrow {MH} } \right) + \left( {\overrightarrow {MS} + \overrightarrow {MK} } \right)\)
Tứ giác MRQA là hình bình hành nên \(\overrightarrow {MQ} + \overrightarrow {MR} = \overrightarrow {MA} \)
Tương tự: \(\overrightarrow {MP} + \overrightarrow {MH} = \overrightarrow {MC} ;\,\,\overrightarrow {MS} + \overrightarrow {MK} = \overrightarrow {MB} \)
⇒ \(2\left( {\overrightarrow {MD} + \overrightarrow {ME} + \overrightarrow {MF} } \right) = \overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} \)
Vì O là trọng tâm của tam giác ABC và M là một điểm bất kì nên
\(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = 3\overrightarrow {MO} \)
⇒ \(\overrightarrow {MD} + \overrightarrow {ME} + \overrightarrow {MF} = \frac{3}{2}\overrightarrow {MO} \)
Vậy hệ thức giữa các vectơ \(\overrightarrow {MD} ,\overrightarrow {ME} ,\)\[\overrightarrow {MF} ,\]\(\overrightarrow {MO} \) là \(\overrightarrow {MD} + \overrightarrow {ME} + \overrightarrow {MF} = \frac{3}{2}\overrightarrow {MO} .\)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 3x + \frac{4}{{{x^2}}}\) trên khoảng (0; +∞).
Câu 3:
Cho nửa đường tròn (O), đường kính AB. Kẻ 2 tiếp tuyến Ax, By (Ax, By và nửa đường tròn thuộc cùng một mặt phẳng bờ AB). Gọi C là một điểm thuộc tia Ax, kẻ tiếp tuyến CM với nửa đường tròn (M là tiếp điểm). CM cắt By tại D. Gọi I là giao điểm của OC và AM, K là giao điểm của OD và MB.
a) Tính \(\widehat {COD}.\)
b) Tứ giác OIMK là hình gì?
c) Chứng minh AC.BD không đổi khi C di chuyển trên Ax.
d) Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.
Câu 4:
Tính tổng các nghiệm của phương trình \(\log _2^2x - {\log _2}9.{\log _3}x = 3.\)
Câu 5:
Trên một kệ sách có 5 quyển sách Toán, 4 quyển sách Lí, 3 quyển sách Văn. Các quyển sách đều khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp các quyển sách trên:
a) Một cách tuỳ ý?
b) Theo từng môn và sách Toán nằm ở giữa?
Câu 6:
Cho phương trình \(\left( {2\log _3^2x - {{\log }_3}x - 1} \right)\sqrt {{5^x} - m} = 0\) (m là tham số thực). Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để phương trình đã cho có đúng hai nghiệm phân biệt?
về câu hỏi!