Câu hỏi:
11/07/2024 2,443
Cho phân thức đại số \(P = \frac{{{x^3} + 8}}{{{x^2} - 4}}\).
a) Tìm điều kiện xác định của phân thức.
b) Rút gọn phân thức đã cho.
c) Sử dụng kết quả câu b), tìm tất cả các số nguyên x sao cho giá trị của phân thức P đã cho là số nguyên.
Cho phân thức đại số \(P = \frac{{{x^3} + 8}}{{{x^2} - 4}}\).
a) Tìm điều kiện xác định của phân thức.
b) Rút gọn phân thức đã cho.
c) Sử dụng kết quả câu b), tìm tất cả các số nguyên x sao cho giá trị của phân thức P đã cho là số nguyên.
Câu hỏi trong đề: Giải SBT Toán 8 KNTT Bài tập ôn tập cuối năm có đáp án !!
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải
a) Điều kiện xác định của phân thức P là: x2 – 4 ≠ 0, hay x2 ≠ 4, tức là x ≠ ± 2.
b) Với điều kiện xác định trên, ta có:
\(P = \frac{{{x^3} + 8}}{{{x^2} - 4}} = \frac{{\left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} - 2x + 4} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}} = \frac{{{x^2} - 2x + 4}}{{x - 2}}\)
\( = \frac{{x\left( {x - 2} \right) + 4}}{{x - 2}} = x + \frac{4}{{x - 2}}\).
c) Ta có: \(P = x + \frac{4}{{x - 2}}\)
Vì x nguyên, để P có giá trị nguyên thì \(\frac{4}{{x - 2}}\) phải có giá trị là số nguyên. Khi đó, x – 2 là ước nguyên của 4. Do đó, x – 2 ∈ {±1; ±2; ±4}.
Ta có bảng sau:
x – 2 |
1 |
–1 |
2 |
–2 |
4 |
–4 |
x |
3 |
1 |
4 |
0 |
6 |
–2 |
Kết hợp với điều kiện của x ta thấy x = – 2 không thỏa mãn, với các giá trị còn lại của x, thay vào P ta thấy đều thỏa mãn.
Vậy x ∈ {3; 1; 4; 0; 6}.
Hot: Học hè online Toán, Văn, Anh...lớp 1-12 tại Vietjack với hơn 1 triệu bài tập có đáp án. Học ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Lời giải
a)Vì tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat {BAC} = 90^\circ \).
Vì E, F lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ H xuống AB, AC nên HE vuông góc với AB, HF vuông góc với AC.
Do đó, \(\widehat {HEB} = \widehat {HEA} = \widehat {HFA} = \widehat {HFC} = 90^\circ \).
Xét tứ giác AFHE có: \(\widehat {BAC} = \widehat {HEA} = \widehat {HFA} = 90^\circ \).
Do đó, tứ giác AFHE là hình chữ nhật.
Suy ra AH = FE (hai đường chéo bằng nhau).
b) Vì tứ giác AFHE là hình chữ nhật nên \(\widehat {FHE} = 90^\circ \).
Vì AM là đường trung tuyến trong tam giác ABC vuông tại A nên
AM = MB = MC = \(\frac{1}{2}BC\).
Tam giác AMB có AM = MB nên tam giác AMB cân tại M.
Do đó, \(\widehat {MAB} = \widehat B\).
Lại có \(\widehat B = \widehat {AHE}\,\,\,\,\,\left( { = 90^\circ - \widehat {HEB}} \right)\).
Nên \(\widehat {MAB} = \widehat {AHE}\) (1).
Gọi O là giao điểm của hai đường chéo FE và AH của hình chữ nhật AFHE.
Do đó, OH = OE = OF = OA.
Tam giác OAE có OA = OE nên tam giác OAE cân tại O.
Suy ra \(\widehat {OEA} = \widehat {OAE}\).
Mà AE song song với FH (do AFHE là hình chữ nhật) nên \(\widehat {OHF} = \widehat {OAE}\) (hai góc so le trong).
Do đó, \(\widehat {OEA} = \widehat {OHF}\) (2).
Lại có \(\widehat {OHF} + \widehat {OHE} = \widehat {FHE} = 90^\circ \) (3).
Từ (1), (2), (3) ta có: \[\widehat {MAB} + \widehat {OEA} = 90^\circ \].
Gọi K là giao điểm của AM và EF. Khi đó, \[\widehat {KAE} + \widehat {KEA} = 90^\circ \]. Suy ra \(\widehat {AKE} = 90^\circ \).
Vậy AM vuông góc với EF tại K.
Lời giải
Lời giải
a) Hàm số y = (3m + 1)x – 2m là hàm số bậc nhất khi 3m + 1 ≠ 0, tức là m ≠ \(\frac{{ - 1}}{3}\).
b) Vì đồ thị hàm số đã cho là đường thẳng song song với đường thẳng y = –2x + 5 nên
3m + 1 = –2 và –2m ≠ 5.
Tức là m = –1 và m ≠ \(\frac{{ - 5}}{2}\). Suy ra m = – 1.
Vậy m = – 1.
c) Với m = –1, ta có y = –2x + 2.
Đồ thị hàm số y = –2x + 2 là đường thẳng đi qua hai điểm A(0; 2), B(1; 0) như hình dưới đây.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.