Câu hỏi:

13/07/2024 835 Lưu

Cho tấm bìa như Hình 1. Thu xoay tấm bìa quanh tâm của nó và xem khi tấm bìa dừng lại, mũi tên chỉ vào ô ghi số nào.
Cho tấm bìa như Hình 1. Thu xoay tấm bìa quanh tâm của nó và xem khi tấm bìa (ảnh 1)

Kết quả sau 150 lần xoay được ghi lại ở bảng sau.

Ô số

1

2

3

4

5

Số lần

36

12

54

27

21

Hãy tính xác suất thực nghiệm của các biến cố:

A: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số 1”;

B: “Mũi tẻn chì vào ô ghi số chẵn”;

C: “Mũi tên chỉ vào ô ghi số lớn hơn 3”;

 

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Số lần xảy ra biến cố A là 36.

Xác suất thực nghiệm của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{36}}{{150}} = 0,24\).

Số lần xảy ra biến cố B là 12 + 27 = 39 (lần).

Xác suất thực nghiệm của biến cố B là: \(P\left( B \right) = \frac{{39}}{{150}} = 0,26\).

Số lần xảy ra biến cố C là 27 + 21 = 48 (lần).

Xác suất thực nghiệm của biến cố C là: \(P\left( C \right) = \frac{{48}}{{150}} = 0,32\).

Vậy xác suất thực nghiệm của các biến cố A là 0,24; xác suất thực nghiệm của các biến cố B là 0,26 và xác suất thực nghiệm của các biến cố là 0,32.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Gọi n là số quả bóng trong bình.

Xác suất thực nghiệm của biến cố “Lấy được quả bóng ghi số có một chữ số” là:

\(\frac{{40}}{{200}} = 0,2\).

Các trường hợp xảy ra của biến cố “Lấy được quả bóng ghi số có một chữ số” là quả bóng lấy ra chứa một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

Xác suất lý thuyết của biến cố “Lấy được quả bóng ghi số có một chữ số” là \(\frac{9}{n}\).

Vì số phép thử lớn nên xác suất thực nghiệm và xác suất lý thuyết của biến cố “Lấy được quả bóng ghi số có một chữ số” là gần bằng nhau nên ta có

\(\frac{9}{n} \approx 0,2\), tức là \(n \approx \frac{9}{{0,2}} = 45\).

Vậy trong bình có khoảng 45 quả bóng.

Lời giải

Xác suất thực nghiệm của biến cố “Lấy được tấm thẻ màu đỏ” là \(\frac{{40}}{{120}} = \frac{1}{3}\).

Gọi số tấm thẻ màu đỏ trong hộp là n. Tổng số thẻ trong hộp là n + 7.

Xác suất lý thuyết của biến cố “Lấy được tấm thẻ màu đỏ” là \(\frac{7}{{n + 7}}\).

Vì số phép thử lớn nên xác suất thực nghiệm và xác suất lý thuyết của biến cố “Lấy được tấm thẻ màu đỏ” là gần bằng nhau nên ta có:

\(\frac{7}{{n + 7}} \approx \frac{1}{3}\), tức là n + 7 ≈ 21 hay n ≈ 14.

Vậy có khoảng 14 tấm thẻ màu vàng trong hộp.