Câu hỏi:

13/07/2024 823

Xét nghiệm máu cho 120 người được lựa chọn ngẫu nhiên từ một khu vực thì thấy có 55 người có nhóm máu O. Gọi A là biến cố “Một người được lựa chọn ngẫu nhiên ở khu vực có nhóm máu O”.

Hãy ước lượng xác suất của biến cố A.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Xác suất thực nghiệm của biến cố A là \(\frac{{55}}{{120}} = \frac{{11}}{{24}}\).

Vì số người được lựa chọn tương đối lớn nên xác suất thực nghiệm của biến cố A xấp xỉ bằng xác suất lý thuyết của A.

Vậy xác suất lý thuyết của biến cố A xấp xỉ bằng \(\frac{{11}}{{24}}\).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Gọi n là số quả bóng trong bình.

Xác suất thực nghiệm của biến cố “Lấy được quả bóng ghi số có một chữ số” là:

\(\frac{{40}}{{200}} = 0,2\).

Các trường hợp xảy ra của biến cố “Lấy được quả bóng ghi số có một chữ số” là quả bóng lấy ra chứa một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

Xác suất lý thuyết của biến cố “Lấy được quả bóng ghi số có một chữ số” là \(\frac{9}{n}\).

Vì số phép thử lớn nên xác suất thực nghiệm và xác suất lý thuyết của biến cố “Lấy được quả bóng ghi số có một chữ số” là gần bằng nhau nên ta có

\(\frac{9}{n} \approx 0,2\), tức là \(n \approx \frac{9}{{0,2}} = 45\).

Vậy trong bình có khoảng 45 quả bóng.

Lời giải

Xác suất thực nghiệm của biến cố “Lấy được tấm thẻ màu đỏ” là \(\frac{{40}}{{120}} = \frac{1}{3}\).

Gọi số tấm thẻ màu đỏ trong hộp là n. Tổng số thẻ trong hộp là n + 7.

Xác suất lý thuyết của biến cố “Lấy được tấm thẻ màu đỏ” là \(\frac{7}{{n + 7}}\).

Vì số phép thử lớn nên xác suất thực nghiệm và xác suất lý thuyết của biến cố “Lấy được tấm thẻ màu đỏ” là gần bằng nhau nên ta có:

\(\frac{7}{{n + 7}} \approx \frac{1}{3}\), tức là n + 7 ≈ 21 hay n ≈ 14.

Vậy có khoảng 14 tấm thẻ màu vàng trong hộp.