Câu hỏi:
13/07/2024 1,146Cho 5 số nguyên dương đôi một phân biệt sao cho mỗi số trong chúng không có ước nguyên tố nào khác 2 và 3. Chứng minh rằng trong năm số đó tồn tại hai số mà tích của chúng là một số chính phương.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Gọi 5 số nguyên dương đã cho là K1, K2, K3, K4, K5 (phân biệt từng đôi một). Ta có:
K1 = \({2^{{a_1}}}{.3^{{b_1}}}\)
K2 = \({2^{{a_2}}}{.3^{{b_2}}}\)
K3 = \({2^{{a_3}}}{.3^{{b_3}}}\)
K4 = \({2^{{a_4}}}{.3^{{b_4}}}\)
K5 = \({2^{{a_5}}}{.3^{{b_5}}}\)
(a1,a2,a3,... và b1,b2,b3,... đều là số tự nhiên)
Xét 4 tập hợp sau:
+ A là tập hợp các số có dạng 2m.3n (với m lẻ, n lẻ)
+ B là tập hợp các số có dạng 2m.3n (với m lẻ, n chẵn)
+ C là tập hợp các số có dạng 2m.3n (với m chẵn, n lẻ)
+ D là tập hợp các số có dạng 2m.3n (với m chẵn, n chẵn)
Rõ ràng trong 5 số K1, K2, K3, K4, K5 chắc chắn có ít nhất 2 số thuộc cùng 1 tập hợp ví dụ Ki và Kj
Ki = \({2^{{a_i}}}{.3^{{b_i}}}\); Kj = \({2^{{a_j}}}{.3^{{b_j}}}\)
⇒ Ki.Kj = \({2^{{a_i} + {a_j}}}{.3^{{b_i} + {b_j}}}\)
Vì Ki và Kj thuộc cùng 1 tập hợp
Suy ra: ai và aj cùng tính chẵn lẻ, bi và bj cùng tính chẵn lẻ
ai + aj và bi + bj đều chẵn
Ki.Kj = \({2^{{a_i} + {a_j}}}{.3^{{b_i} + {b_j}}}\)là số chính phương.
Vậy trong năm số đó tồn tại hai số mà tích của chúng là một số chính phương.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho tanα = 2. Tính \(\tan \left( {\alpha - \frac{\pi }{4}} \right)\).
Câu 2:
Một đu quay ở công viên có bán kính bằng 10m. Tốc độ của đu quay là 3 vòng/phút. Hỏi mất bao lâu để đu quay quay được góc 270°?
Câu 3:
1 thùng rỗng nặng 1 yến. Khi đổ đầy nước thì thùng nước đó nặng 120kg. Hỏi một nửa thùng đó nặng bao nhiêu?
Câu 4:
Cho một cấp số nhân có công bội bằng 3 và số hạng đầu bằng 5. Biết số hạng chính giữa là 32805. Hỏi cấp số nhân đã cho có bao nhiêu số hạng?
Câu 5:
Cho hình trên biết AB // CD, CD // EF. Tính \(\widehat {ACD}\) và \(\widehat {ACE}\).
Câu 7:
Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 150^\circ \). Diện tích tam giác ABC là:
A. \(\frac{1}{4}ab\)
B. \(\frac{1}{2}bc\)
C. \( - \frac{1}{2}ab\)
D. \(\frac{1}{4}bc\)
về câu hỏi!