Câu hỏi:
29/04/2024 213Hãy thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một sản phẩm hoặc một hoạt động kinh tế nổi bật của một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Ngành công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên khoảng 2695 km2. Bình Dương đã và đang là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, tỉnh có những chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tập trung mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương ngày 03/12/2021, công nghiệp vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; tỷ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phầm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng là 67,91% - 21,31% - 3,1% - 7,67%. Ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu gắn với liên kết chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia. Cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch tích cực, giảm dần các ngành thâm dụng lao động, lắp ráp, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ. Tính chung đến nay, toàn tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp (trong đó 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động), diện tích 10.963 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 88,13% và 12 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 790 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 67,4%. Các KCN của Bình Dương đang hoạt động đều có hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã góp phần đưa Bình Dương hiện đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (đến 15/11/2021) đã thu hút 2,069 tỷ USD (vượt 14,9% kế hoạch năm), gồm 64 dự án đầu tư mới (592 triệu USD).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Câu 2:
Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Câu 3:
Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện phát triển thuận lợi, giữ vai trò động lực cho sự phát triển chung của cả nước. Vậy đặc điểm chung của bốn vùng kinh tế trọng điểm nước ta là gì? Quá trình hình thành và phát triển, nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của các vùng này như thế nào?
Câu 4:
Lựa chọn một trong các vùng kinh tế trọng điểm, dựa vào số liệu trong bài, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GRDP năm 2021. Nhận xét và giải thích.
Câu 5:
Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 6:
Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
Câu 7:
Dựa vào thông tin và hình 27, hãy trình bày các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
149 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
425 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 4: Địa lý các vùng kinh tế
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp Địa lý có đáp án 2023
về câu hỏi!