Câu hỏi:
22/07/2024 272Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Các loại vật chất tồn tại ở khắp nơi trên Trái Đất của chúng ta. Vậy, những nguyên tố cơ bản nào cấu thành vật chất?
Câu hỏi này đã được đặt ra từ hơn 2000 năm trước. Song khi đó khoa học kĩ thuật còn nhiều hạn chế nên vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, bằng nhiều thí nghiệm, nghiên cứu và phân tích khoa học, cuối cùng người ta mới đưa ra kết luận: Vạn vật trên thế giới đều được cấu thành từ một số thành phần rất đơn giản và cơ bản, như oxy, nitơ, hydro, cacbon, sắt... Các thành phần đơn giản và cơ bản này được gọi là các nguyên tố. Chúng là những vật chất đơn giản nhất nhưng không thể bị tách rời nếu sử dụng những phương pháp thông thường. Oxy và thủy ngân đều là nguyên tố, nhưng oxit thủy ngân thì lại không phải là một nguyên tố, vì chúng được cấu thành từ oxy và thủy ngân. Chúng có thể dễ dàng bị phân hủy khi nhiệt độ tăng.
Đến năm 1996, nhân loại đã phát hiện ra 112 nguyên tố khác nhau. Trong đó, 92 nguyên tố có thể tìm thấy trong tự nhiên. Những nguyên tố còn lại do các nhà khoa học chế tạo ra tại các phòng thí nghiệm. 112 nguyên tố này có màu sắc đa dạng và phong phú. Đó là kết quả của sự pha trộn khác nhau từ các màu sắc đỏ, vàng và xanh.
Bằng cách kết hợp các nguyên tố với nhau chúng có thể tạo ra rất nhiều dạng vật chất đa dạng như nguyên tố oxy kết hợp với nguyên tố hydro tạo ra nước (H2O), nguyên tố oxy kết hợp với nguyên tố cacbon tạo ra oxit cacbon (CO) và cacbonic (CO2). Hoặc bằng những cách kết hợp các hợp chất của ba nguyên tố oxy, cacbon và hydro người ta có thể tạo ra nhiều dạng vật chất mới có ứng dụng vào đời sống của con người như: Đường sacaroza (C12H22O11), rượu etylic, tinh bột (C6H10O5).... Bản thân con người chúng ta cũng được cấu thành từ hơn 20 loại nguyên tố khác nhau. Vì vậy, chúng ta có thể nói: “Không có các nguyên tố thì sẽ không có thế giới vật chất phong phú của chúng ta ngày hôm nay”.
(Sưu tầm)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dựa vào đoạn mở đầu: “Các loại vật chất tồn tại ở khắp nơi trên Trái Đất của chúng ta. Vậy, những nguyên tố cơ bản nào cấu thành vật chất?” có thể xác định được nội dung chính của bài đọc nói về các nguyên tố cấu thành vật chất trên Trái Đất. Chọn B.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Dựa vào 2 câu đầu của đoạn văn thứ 2 có thể thấy: Sự thắc mắc về các nguyên tố cấu tạo nên Trái Đất đã có từ xa xưa (2000 năm trước). Nhưng do thời điểm đó khoa học kĩ thuật chưa phát triển nên phải rất lâu sau đó người ta mới đưa ra câu trả lời chính xác. Chọn C.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Dựa vào dòng thứ tư của đoạn 2 có thể thấy đặc điểm của một số thành phần cấu tạo nên vạn vật trên thế giới là đơn giản và cơ bản. Chọn D.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Dựa vào vế trước đó: “Oxy và thủy ngân đều là nguyên tố, nhưng oxit thủy ngân thì lại không phải là một nguyên tố” nên “chúng” ở đây chỉ oxit thủy ngân. Chọn C.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là thuyết minh vì mục đích nhằm cung cấp tri thức. Chọn D.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) sao cho ứng với mỗi \(m\), hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - {x^2} - mx + \frac{2}{3}\) có đúng một điểm cực trị thuộc khoảng \(\left( {0\,;\,\,6} \right)\)?
Câu 3:
Câu 5:
Biết \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{{x^2} + ax + b}}{{x - 2}} = 6\) với \[a,\,\,b\] là các số nguyên. Tính \(a + b.\)
Câu 6:
Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) đế hàm số \(y = {x^3} - \left( {3m + 6} \right){x^2} + \left( {3{m^2} + 12m} \right)x + 1\) nghịch biến trên đoạn \[\left[ {1\,;\,\,3} \right].\]
Câu 7:
Độ giảm huyết áp của một bệnh nhân được xác định bởi công thức \(G\left( x \right) = 0,024{x^2}\left( {30 - x} \right)\), trong đó x là liều lượng thuốc tiêm cho bệnh nhân cao huyết áp \[(x\] được tính bằng \[mg).\] Lượng thuốc để tiêm cho bệnh nhân cao huyết áp để huyết áp giảm nhiều nhất là
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 5)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!