Câu hỏi:

01/09/2024 67

Dựa vào nội dung mục Thành tựu sáng tác, hãy phân tích những cách tác động và hiệu quả tác động khác nhau của ba bộ phận sáng tác chủ yếu trong di sản văn học Hồ Chí Minh.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

“Cách tác động” gắn với đặc điểm của loại văn bản: có loại cần phải xuất hiện đúng lúc, kịp thời theo nhu cầu của thời cuộc, có loại xuất hiện tuỳ thuộc vào ngẫu hứng của người sáng tạo. “Hiệu quả tác động” gắn với khả năng của văn bản trong việc gây những phản ứng khác nhau ở người tiếp nhận.

- Văn chính luận của Hồ Chí Minh luôn bám sát những vấn đề thời sự nóng hổi của đời sống cách mạng, mang tính chất ứng chiến kịp thời, luôn tỏ rõ quan điểm, thái độ của người viết trước những vấn đề được đề cập, do vậy, thường phát huy hiệu quả tuyên truyền, vận động quần chúng cách mạng một cách nhanh chóng, mạnh mẽ.

- Truyện, kí của Hồ Chí Minh cũng luôn khai thác những đề tài mang tính thời sự, thường xuất hiện đúng vào lúc các sự kiện đang đạt tới điểm nóng, đáp ứng nhu cầu của người đọc muốn làm sáng tỏ một vấn đề nào đó về nhận thức, quan điểm. Bộ phận sáng tác này cũng gây được hiệu quả tuyên truyền, vận động nhanh, mạnh, tích cực.

- Thơ Hồ Chí Minh, ngoài mảng thơ mừng xuân, kêu gọi có cách tác động và hiệu quả tác động tương tự hai bộ phận sáng tác nói trên, mảng thơ trữ tình bộc lộ cảm xúc cá nhân của Người lại tác động đến người đọc theo cách khác: trầm tĩnh, lắng sâu, khơi gợi ở người đọc nhiều ngẫm nghĩ sâu xa về con người, cuộc đời và thiên nhiên, tạo vật.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.

Xem đáp án » 01/09/2024 1,964

Câu 2:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ.

Xem đáp án » 01/09/2024 425

Câu 3:

Lập dàn ý cho đề bài sau:

Viết bài văn (khoảng 1200 chữ) phân tích hình tượng trăng trong một bài thơ của Hồ Chí Minh (ngoài các tác phẩm trong SGK).

Xem đáp án » 01/09/2024 255

Câu 4:

Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 250

Câu 5:

Xác định dấu hiệu của các thủ pháp tương phản, trùng điệp được sử dụng trong tác phẩm và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp này.

Xem đáp án » 01/09/2024 219

Câu 6:

Bài tập 5. Đọc lại bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 19) và trả lời các câu hỏi:

Trong các trường hợp sau, yếu tố nguyên trong từ nào có cùng nghĩa với từ nguyên tiêu trong nguyên văn bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 215

Câu 7:

Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng (xem thêm: Nhiều tác giả, Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.

Xem đáp án » 01/09/2024 195

Bình luận


Bình luận