Câu hỏi:
01/09/2024 45Toàn bộ phần tố cáo thực dân Pháp trong tác phẩm xoay quanh những vấn đề cơ bản nào? Nhận xét về các lí lẽ và dẫn chứng đã được tác giả nêu lên.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Có hai vấn đề chính được nêu trong phần cáo trạng của Tuyên ngôn Độc lập: Một, thực dân Pháp đã thi hành chính sách cai trị tàn nhẫn đối với nhân dân và đất nước ta, đi ngược những điều chúng thường rêu rao là “khai hoá” văn minh cho một dân tộc hèn kém. Hai, thực dân Pháp đã “quỳ gối đầu hàng” quân Nhật, “bán nước ta hai lần” cho Nhật, hoàn toàn để rơi mặt nạ “bảo hộ”.
- Khi tố cáo thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã vận dụng những lí lẽ sắc bén và đưa ra một số bằng chứng điển hình, không thể chối cãi được. Để tố cáo tội thứ nhất, tác giả đã xem xét vấn đề rất toàn diện, đề cập những mặt cơ bản nhất của một chính sách cai trị, bao gồm chính trị, kinh tế và văn hoá, giáo dục. Theo đó, có thể thấy thực dân Pháp không “khai hoá” được gì cho dân ta mà ngược lại, chúng đã làm cho đất nước ta trở nên yếu hèn. Để tố cáo tội thứ hai, tác giả đưa ra những ví dụ còn nóng hổi liên quan đến hai mốc thời gian cụ thể là mùa thu năm 1940 và ngày 9 tháng 3 năm 1945. Nhìn chung, sự tố cáo đã được triển khai vừa dựa trên lòng căm phẫn chính đáng, vừa dựa trên những chứng lí rành rành không thể bác bỏ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.
Câu 2:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ.
Câu 3:
Lập dàn ý cho đề bài sau:
Viết bài văn (khoảng 1200 chữ) phân tích hình tượng trăng trong một bài thơ của Hồ Chí Minh (ngoài các tác phẩm trong SGK).
Câu 4:
Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?
Câu 5:
Xác định dấu hiệu của các thủ pháp tương phản, trùng điệp được sử dụng trong tác phẩm và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp này.
Câu 6:
Bài tập 5. Đọc lại bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 19) và trả lời các câu hỏi:
Trong các trường hợp sau, yếu tố nguyên trong từ nào có cùng nghĩa với từ nguyên tiêu trong nguyên văn bài thơ?
Câu 7:
Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng (xem thêm: Nhiều tác giả, Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!