Câu hỏi:

01/09/2024 57

Trong Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đã nhiều lần nhắc đến lực lượng Đồng minh, các nước Đồng minh. Điều đó có ý nghĩa gì? Hãy phân tích tầm nhìn của Hồ Chí Minh ở vấn đề này.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Tuyên ngôn Độc lập trực tiếp nhắc đến từ “Đồng minh” ba lần, lại thêm hai lần nhắc đến hai hội nghị quốc tế mà các nước Đồng minh đóng vai trò chủ trì, dẫn dắt. Tác phẩm cũng gián tiếp nhắc đến Đồng minh khi nói về hành động của Việt Minh sẵn sàng hợp tác với Pháp để chống Nhật – một hành động phù hợp với chủ trương của Đồng minh trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Việc nhắc đến Đồng minh ở đây hết sức có ý nghĩa. Nó cho thấy Việt Nam, với đại diện là lực lượng Việt Minh, đã từ lâu đồng lòng cùng nhân loại tiến bộ trên mặt trận chống phát xít và có những đóng góp đáng kể, cần phải được ghi nhận.

- Nhìn chung, việc tạo cho Đồng minh cái nhìn thiện cảm về đất nước, dân tộc Việt Nam là một hành động sáng suốt. Nó chứng tỏ tầm nhìn xa của vị lãnh tụ vốn hình dung được rất rõ những chông gai mà đất nước, dân tộc ta phải trải qua ở chặng đường phía trước. Trong tình thế ấy, việc tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế là điều cực kì hệ trọng, cấp thiết. Rõ ràng, cách mạng muốn thắng lợi phải hoà nhịp được với sự vận động của thế giới văn minh, phải xây dựng được một mặt trận đoàn kết trên quy mô lớn.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.

Xem đáp án » 01/09/2024 1,964

Câu 2:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ.

Xem đáp án » 01/09/2024 425

Câu 3:

Lập dàn ý cho đề bài sau:

Viết bài văn (khoảng 1200 chữ) phân tích hình tượng trăng trong một bài thơ của Hồ Chí Minh (ngoài các tác phẩm trong SGK).

Xem đáp án » 01/09/2024 255

Câu 4:

Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 250

Câu 5:

Xác định dấu hiệu của các thủ pháp tương phản, trùng điệp được sử dụng trong tác phẩm và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp này.

Xem đáp án » 01/09/2024 219

Câu 6:

Bài tập 5. Đọc lại bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 19) và trả lời các câu hỏi:

Trong các trường hợp sau, yếu tố nguyên trong từ nào có cùng nghĩa với từ nguyên tiêu trong nguyên văn bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 214

Câu 7:

Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng (xem thêm: Nhiều tác giả, Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.

Xem đáp án » 01/09/2024 195

Bình luận


Bình luận