Câu hỏi:

01/09/2024 103

Hãy chỉ ra điểm đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả sự vận động của thời gian trong bài thơ.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Nhan đề bài thơ (Mộ – Chiều tối) đã gợi ý về trạng thái xúc cảm của tác giả tại một thời điểm đặc biệt. Trong thơ cổ, ý niệm về khoảnh khắc trời chiều, chiều tối – thời điểm chuyển giao giữa ngày và đêm thường gợi nỗi nhớ nhà, gợi tâm sự muốn trở về. Cảm nhận về thời gian của tác giả hết sức cụ thể, được biểu đạt thông qua hình ảnh, sự vận động của cảnh vật: chim về tổ, theo nhịp điệu sinh tồn của tạo vật; không gian trời chiều rộng lớn, cô liêu hiện lên qua hình ảnh chòm mây cô đơn, lẻ loi trôi qua bầu trời; chuyển động đều đặn, xoay vòng của động tác xay ngô ít nhiều gợi cảm giác nặng nề, lặng lẽ; lò lửa cháy rực là dấu hiệu đột ngột giúp nhận ra bóng đêm đã bao trùm cả miền sơn cước...

Có thể thấy, điểm đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả sự vận động của thời gian trong bài thơ thể hiện rõ nhất ở chỗ: Nhà thơ không dùng các từ ngữ chỉ thời gian, thời điểm; cũng không sử dụng từ ngữ chỉ sự vận động của thời gian, nhưng người đọc vẫn cảm nhận rõ ràng về bước chuyển của thời gian. Điều này cũng góp phần cho thấy tâm hồn nhạy cảm của con người trong việc nắm bắt những biến đổi vi tế của đời sống tạo vật.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.

Xem đáp án » 01/09/2024 1,964

Câu 2:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ.

Xem đáp án » 01/09/2024 425

Câu 3:

Lập dàn ý cho đề bài sau:

Viết bài văn (khoảng 1200 chữ) phân tích hình tượng trăng trong một bài thơ của Hồ Chí Minh (ngoài các tác phẩm trong SGK).

Xem đáp án » 01/09/2024 255

Câu 4:

Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 250

Câu 5:

Xác định dấu hiệu của các thủ pháp tương phản, trùng điệp được sử dụng trong tác phẩm và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp này.

Xem đáp án » 01/09/2024 219

Câu 6:

Bài tập 5. Đọc lại bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 19) và trả lời các câu hỏi:

Trong các trường hợp sau, yếu tố nguyên trong từ nào có cùng nghĩa với từ nguyên tiêu trong nguyên văn bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 214

Câu 7:

Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng (xem thêm: Nhiều tác giả, Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.

Xem đáp án » 01/09/2024 194

Bình luận


Bình luận