Câu hỏi:

01/09/2024 58

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 21 – 25) và trả lời các câu hỏi:

Tóm tắt câu chuyện được kể trong tác phẩm theo hai ngôi khác nhau: ngôi thứ ba (tương tự cách tác giả đã thực hiện) và ngôi thứ nhất (vai kể là Va-ren hoặc Phan Bội Châu).

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

– Các tình tiết, sự kiện chính cần lưu ý khi tóm tắt:

+ Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu gây sức ép cho Chính phủ bảo hộ của thực dân Pháp ở Đông Dương. Tân Toàn quyền Va-ren “nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc” vụ này.

+ Tân Toàn quyền Va-ren đến Sài Gòn, “tuần du linh đình qua các khu phố bản xứ”. Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

+ Trên đường ra Hà Nội, Va-ren dừng ở Huế. Triều đình An Nam nghênh đón Toàn quyền thăm hoàng cung, dự yến, nhận Nam Long bội tinh. Phan Bội Châu vẫn nằm tù.

+ Va-ren vào nhà tù, dài lời mặc cả với Phan Bội Châu về việc đánh đổi tự do bằng sự phản bội lí tưởng, hợp tác với chính quyền thực dân. Phan Bội Châu im lặng.

+ Anh lính dõng nhìn thấy Phan Bội Châu cười ruồi. Một nhân chứng khác “quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren”.

– Gợi ý về cách tóm tắt theo từng ngôi kể khác nhau:

+ Ngôi kể thứ ba: Do sức ép của công luận, tân Toàn quyền Va-ren “hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu”. Nhưng khi đến Sài Gòn, Va-ren bận bịu trong những cuộc tiếp rước, chúc tụng, tuần du...

+ Ngôi kể thứ nhất với người kể là Va-ren: “Mình vừa nhậm chức Toàn quyền là bị cái vụ Phan Bội Châu này làm phiền nên đánh hứa hẹn chút đc vẻ về dân chúng. Đến Sài Gòn, mình kín lịch vì những cuộc tiếp rước và tuần du”…

+ Ngôi kể thứ nhất với người kể là Phan Bội Châu: “Từ lúc ta bị chính quyền thực dân bắt giam, nghe nói bên ngoài đấu tranh mạnh mẽ đến nỗi tân Toàn quyền phải hứa hẹn “chăm sóc vụ Phan Bội Châu”. Nhưng chắc “ngài” còn bận tuần du Sài Gòn để tìm hiểu xứ bảo hộ, rồi phải gặp gỡ yến tiệc với triều đình Huế nên mãi không thấy động tĩnh gì”...

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.

Xem đáp án » 01/09/2024 1,964

Câu 2:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ.

Xem đáp án » 01/09/2024 425

Câu 3:

Lập dàn ý cho đề bài sau:

Viết bài văn (khoảng 1200 chữ) phân tích hình tượng trăng trong một bài thơ của Hồ Chí Minh (ngoài các tác phẩm trong SGK).

Xem đáp án » 01/09/2024 255

Câu 4:

Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 250

Câu 5:

Xác định dấu hiệu của các thủ pháp tương phản, trùng điệp được sử dụng trong tác phẩm và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp này.

Xem đáp án » 01/09/2024 219

Câu 6:

Bài tập 5. Đọc lại bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 19) và trả lời các câu hỏi:

Trong các trường hợp sau, yếu tố nguyên trong từ nào có cùng nghĩa với từ nguyên tiêu trong nguyên văn bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 214

Câu 7:

Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng (xem thêm: Nhiều tác giả, Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.

Xem đáp án » 01/09/2024 195

Bình luận


Bình luận