Câu hỏi:

01/09/2024 141

Nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng thủ pháp tiểu đối của tác giả trong bài thơ.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Câu 1: đối giữa tiếng suối trong và tiếng hát xa, quan hệ giữa hai vế là đẳng lập, biểu thị bằng sự so sánh (dùng từ so sánh như) và biện pháp điệp từ (tiếng suối, tiếng hát), điệp cấu trúc (kết cấu chủ – vị). Tác dụng: tạo âm hưởng ngân nga, tha thiết.

- Câu 2: đối giữa trăng lồng cổ thụ và bóng lồng hoa, quan hệ giữa hai vế là đẳng lập, biểu thị bằng sự liệt kê (các hình ảnh nối tiếp nhau) và biện pháp điệp từ (trăng lồng, bóng lồng), điệp cấu trúc (kết cấu chủ – vị). Tác dụng: tạo ấn tượng hài hoà, quấn quýt.

- Câu 3: đối giữa cảnh khuya như vẽ và người chưa ngủ, quan hệ giữa hai vế vừa nối tiếp, vừa đối lập; biểu hiện của thủ pháp tiểu đối chủ yếu là về ý. Tác dụng: giải thích việc người chưa ngủ vì đắm say cùng vẻ đẹp như tranh vẽ của khung cảnh thiên nhiên (quan hệ nối tiếp); gợi suy nghĩ về một sự lạ so với lẽ thường (quan hệ đối lập); đáng lí, đêm khuya thanh tĩnh thì con người cũng phải bình yên chìm sâu vào giấc ngủ, nhưng ở đây người chưa ngủ hẳn còn là vì một lí do đặc biệt nào khác...

Nhìn chung, thủ pháp tiểu đối trong bài thơ được tác giả sử dụng tự nhiên, thuần thục. Điều đó đã góp phần biểu đạt một cách nhuần nhị nội dung và thi tứ của bài thơ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.

Xem đáp án » 01/09/2024 1,964

Câu 2:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong hai câu sau của bài thơ.

Xem đáp án » 01/09/2024 425

Câu 3:

Lập dàn ý cho đề bài sau:

Viết bài văn (khoảng 1200 chữ) phân tích hình tượng trăng trong một bài thơ của Hồ Chí Minh (ngoài các tác phẩm trong SGK).

Xem đáp án » 01/09/2024 255

Câu 4:

Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 250

Câu 5:

Xác định dấu hiệu của các thủ pháp tương phản, trùng điệp được sử dụng trong tác phẩm và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của các thủ pháp này.

Xem đáp án » 01/09/2024 219

Câu 6:

Bài tập 5. Đọc lại bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 19) và trả lời các câu hỏi:

Trong các trường hợp sau, yếu tố nguyên trong từ nào có cùng nghĩa với từ nguyên tiêu trong nguyên văn bài thơ?

Xem đáp án » 01/09/2024 214

Câu 7:

Nhan đề bài thơ (Vọng nguyệt), ngoài cách dịch phổ biến là Ngắm trăng, còn có một cách dịch khác là Ngóng trăng (xem thêm: Nhiều tác giả, Văn bản tác phẩm Hán Nôm trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 242). Hãy so sánh hai cách dịch trên và nêu ý kiến của bạn.

Xem đáp án » 01/09/2024 194

Bình luận


Bình luận