Câu hỏi:
31/08/2024 838Nhân vật chính được giới thiệu trong đoạn trích là ai? Đoạn trích giúp em hiểu gì về nhân vật đó?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nhân vật chính trong đoạn trích là Thành.
- Đoạn trích giúp người đọc hiểu về nhân vật Thành qua các thông tin cơ bản: Thành là một người trẻ tuổi, hiểu kinh sách (dự khoa Đồng tử); đã có gia đình riêng; tính chất phác nên bị ép giữ một chức nhỏ trong làng (lí chính); không dám sách nhiễu dân về chuyện nộp dế; gia sản mau chóng cạn kiệt, bị đánh đập tàn tệ đến mức bi quan, chán nản, muốn tự tử. Như vậy, nhân vật Thành được khắc hoạ qua cái nhìn cảm thông của nhà văn, tương thích với không gian và thời gian trong truyện, cùng làm nên giá trị hiện thực của tác phẩm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc từ câu “Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận.” đến câu “Chàng tuy giận là nàng thất tiết, nhưng thấy nàng tự tận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng, nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả.” trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (SGK, tr. 12 – 13) và trả lời các câu hỏi:
Nêu những chi tiết tiêu biểu miêu tả thái độ và hành động của Vũ Nương khi bị Trương Sinh nghi oan, chửi mắng và đánh đuổi đi. Những chi tiết đó cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương?
Câu 2:
Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Truyện đền thiêng ở cửa bể (Hải khẩu linh từ lục) của Đoàn Thị Điểm và trả lời các câu hỏi:
(Lược một đoạn: Nguyễn Thị Bích Châu, con gái đại thần Nguyễn Tướng Công, sinh vào khoảng năm 1356, dưới thời vua Trần Dụ Tông. Nàng tư dung xinh đẹp, nổi tiếng thông tuệ, hiểu văn chương, biết thi phú, thạo âm luật, được vua Duệ Tông kén vào hậu cung và hết mực thương yêu, chiều chuộng. Năm 1376, Chiêm Thành đến cướp Hoá Châu. Trần Duệ Tông giận dữ xuống chiếu ngự giá thân chinh đi dẹp giặc. Bích Châu dâng biểu khuyên can không được đành xin đi theo hộ giá. Khi đoàn thuyền chiến của vua vừa đến cửa bể Kỳ Hoa (Kỳ Anh – Nghệ Tĩnh), trời bỗng nổi cơn phong ba bão táp, quân lính kinh hãi nản lòng. Nhà vua nhất quyết đợi tan cơn bão sẽ tiến binh tiếp. Đêm ấy, vua Duệ Tông mộng thấy một vị thần xưng là “Nam Minh Đô đốc”, thủ hạ của Quảng Lợi Vương, muốn xin vua ban cho một người thiếp, nếu được như ý nguyện, mới để thuyền vua đi qua. Nguyễn Thị Bích Châu tự nguyện hi sinh thân mình, nhảy xuống bể làm vợ Giao thần, nhờ đó sóng yên bề lặng. Về sau, vua Lê Thánh Tông đem quân đánh Chiêm Thành, đến cửa bể Kỳ Hoa, nàng báo mộng nhờ vua giải thoát mình khỏi cảnh tủi nhục nơi thuỷ phủ. Thánh Tông gửi thư tố cáo Giao thần đến Quảng Lợi Vương và Giao thần đã bị Quảng Lợi Vương trừng phạt. Nhờ đó, nàng Bích Châu được tự do, tiêu dao nơi tiên cảnh.)
Khi mặt trời đã chiếu vào cửa sổ trong thuyền, quân tiến đến cửa bể, bỗng có một trận gió lốc cuồn cuộn thổi vào thuyền vua, lá cờ bị gió cuốn sang phương nam. Nàng nói:
– Trận gió ấy lạ thay! Tiếng ào ào, sắc thảm đạm, chắc là một thứ gió gian tà.
Vua hỏi:
– Là nghĩa thế nào?
Nàng nói:
– Thiếp từ khi nhỏ đọc sách, đã biết phong giác. Vả lại, Thuỷ cùng cực ở ngôi Thìn, Mộc cùng cực ở ngôi Mùi. Tính Thuỷ khôn, khôn cùng cực thì làm gian, tính Mộc nhân, nhân cùng cực thì đi lệch. Bây giờ là giờ Mùi, thế mà gió từ ngôi Thìn đến, e xảy ra việc giết hại người! Xin nhà vua cấp tốc chuẩn bị lục quân để đối phó.
Nàng nói chưa hết lời, quả nhiên gió bão nổi lên, sóng bể gào thét. Vua hạ lệnh bỏ neo để lánh gió mạnh. Cuối canh ba bỗng thấy một người nanh to râu xồm, diện mạo hung tợn, đầu đội mũ lưu tinh, mình mặc áo gấm vây, bước vào, cúi đầu, nghiêng mình, lảo đảo đi thẳng đến trước mặt vua thi lễ. Vua hỏi:
– Người là ai? Đêm khuya tới đây tất có điều gì muốn hỏi? Người ấy thưa:
– Tôi là Đô đốc vùng Nam Hải, đi làm quan ở nơi giang hồ, hiện còn thiếu người nội trợ, nghe nói bệ hạ cung tần rất nhiều, nay bỗng gặp nhau, cho nên nổi cơn sóng mạnh để thay câu thơ “Hoa đường”. Vậy xin ban cho nàng Tử Vân, tôi sẽ kết cỏ ngậm vành mong có ngày báo đáp. Nếu bệ hạ chỉ để làm thú vui riêng, thì tôi không thể bỏ qua được vậy.
Vua gật đầu, bỗng thức dậy, liền vời phi tần, kể lại việc trong mộng, các cung phi thất sắc nhìn nhau im lặng không ai nói gì. Trong đó riêng nàng chứa chan nước mắt, nghẹn ngào nói không ra lời, dáng vẻ yếu như hoa lê gặp mưa, quỳ trước mặt vua tàu rằng:
– Ngôi đền thiêng liêng kia phụ lão đã trình bày, cái nguy sóng gió kia, chứng nghiệm đã báo trước. Nếu không phải là oan khiên ngày trước cũng tất là nghiệp chướng ngày nay. Thiếp đây không dám tham luyến phồn hoa, tiếc thân bồ liễu, xin trả cho xong cái nợ trước mặt vậy.
[..] Nói xong, liền nhảy xuống bể, trong tiếng gió gào, sóng cuộn, còn nghe vẳng tiếng nói: “Kính tạ quân vương, từ nay vĩnh biệt, không thể nào hầu bên vua được nữa”. Vua và các phi tần kinh hoàng luống cuống, ai cũng thương khóc. Bỗng chốc mây tạnh gió lặng, bể hết nổi sóng. Vua sai thuỷ quân mò tìm, đã không thấy tung tích nàng đâu cả...
(Đoàn Thị Điểm, Truyền kì tân phả, in trong Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Ngô Lập Chi dịch, Trần Nghĩa Chủ biên, tập 1, NXB Thế giới, Hà Nội, 1997, tr. 345 – 347)
Những đặc điểm nào của truyện truyền kì được thể hiện trong đoạn trích trên?
Câu 3:
Đọc từ câu “Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận.” đến câu “Chàng tuy giận là nàng thất tiết, nhưng thấy nàng tự tận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng, nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả.” trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (SGK, tr. 12 – 13) và trả lời các câu hỏi:
“Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ”. Theo em, việc nhắc đến hai điển tích ngọc Mị Nương và cỏ Ngu Mĩ trong câu văn trên mang lại hiệu quả gì?
Câu 4:
Câu 5:
Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Truyện đền thiêng ở cửa bể (Hải khẩu linh từ lục) của Đoàn Thị Điểm và trả lời các câu hỏi:
(Lược một đoạn: Nguyễn Thị Bích Châu, con gái đại thần Nguyễn Tướng Công, sinh vào khoảng năm 1356, dưới thời vua Trần Dụ Tông. Nàng tư dung xinh đẹp, nổi tiếng thông tuệ, hiểu văn chương, biết thi phú, thạo âm luật, được vua Duệ Tông kén vào hậu cung và hết mực thương yêu, chiều chuộng. Năm 1376, Chiêm Thành đến cướp Hoá Châu. Trần Duệ Tông giận dữ xuống chiếu ngự giá thân chinh đi dẹp giặc. Bích Châu dâng biểu khuyên can không được đành xin đi theo hộ giá. Khi đoàn thuyền chiến của vua vừa đến cửa bể Kỳ Hoa (Kỳ Anh – Nghệ Tĩnh), trời bỗng nổi cơn phong ba bão táp, quân lính kinh hãi nản lòng. Nhà vua nhất quyết đợi tan cơn bão sẽ tiến binh tiếp. Đêm ấy, vua Duệ Tông mộng thấy một vị thần xưng là “Nam Minh Đô đốc”, thủ hạ của Quảng Lợi Vương, muốn xin vua ban cho một người thiếp, nếu được như ý nguyện, mới để thuyền vua đi qua. Nguyễn Thị Bích Châu tự nguyện hi sinh thân mình, nhảy xuống bể làm vợ Giao thần, nhờ đó sóng yên bề lặng. Về sau, vua Lê Thánh Tông đem quân đánh Chiêm Thành, đến cửa bể Kỳ Hoa, nàng báo mộng nhờ vua giải thoát mình khỏi cảnh tủi nhục nơi thuỷ phủ. Thánh Tông gửi thư tố cáo Giao thần đến Quảng Lợi Vương và Giao thần đã bị Quảng Lợi Vương trừng phạt. Nhờ đó, nàng Bích Châu được tự do, tiêu dao nơi tiên cảnh.)
Khi mặt trời đã chiếu vào cửa sổ trong thuyền, quân tiến đến cửa bể, bỗng có một trận gió lốc cuồn cuộn thổi vào thuyền vua, lá cờ bị gió cuốn sang phương nam. Nàng nói:
– Trận gió ấy lạ thay! Tiếng ào ào, sắc thảm đạm, chắc là một thứ gió gian tà.
Vua hỏi:
– Là nghĩa thế nào?
Nàng nói:
– Thiếp từ khi nhỏ đọc sách, đã biết phong giác. Vả lại, Thuỷ cùng cực ở ngôi Thìn, Mộc cùng cực ở ngôi Mùi. Tính Thuỷ khôn, khôn cùng cực thì làm gian, tính Mộc nhân, nhân cùng cực thì đi lệch. Bây giờ là giờ Mùi, thế mà gió từ ngôi Thìn đến, e xảy ra việc giết hại người! Xin nhà vua cấp tốc chuẩn bị lục quân để đối phó.
Nàng nói chưa hết lời, quả nhiên gió bão nổi lên, sóng bể gào thét. Vua hạ lệnh bỏ neo để lánh gió mạnh. Cuối canh ba bỗng thấy một người nanh to râu xồm, diện mạo hung tợn, đầu đội mũ lưu tinh, mình mặc áo gấm vây, bước vào, cúi đầu, nghiêng mình, lảo đảo đi thẳng đến trước mặt vua thi lễ. Vua hỏi:
– Người là ai? Đêm khuya tới đây tất có điều gì muốn hỏi? Người ấy thưa:
– Tôi là Đô đốc vùng Nam Hải, đi làm quan ở nơi giang hồ, hiện còn thiếu người nội trợ, nghe nói bệ hạ cung tần rất nhiều, nay bỗng gặp nhau, cho nên nổi cơn sóng mạnh để thay câu thơ “Hoa đường”. Vậy xin ban cho nàng Tử Vân, tôi sẽ kết cỏ ngậm vành mong có ngày báo đáp. Nếu bệ hạ chỉ để làm thú vui riêng, thì tôi không thể bỏ qua được vậy.
Vua gật đầu, bỗng thức dậy, liền vời phi tần, kể lại việc trong mộng, các cung phi thất sắc nhìn nhau im lặng không ai nói gì. Trong đó riêng nàng chứa chan nước mắt, nghẹn ngào nói không ra lời, dáng vẻ yếu như hoa lê gặp mưa, quỳ trước mặt vua tàu rằng:
– Ngôi đền thiêng liêng kia phụ lão đã trình bày, cái nguy sóng gió kia, chứng nghiệm đã báo trước. Nếu không phải là oan khiên ngày trước cũng tất là nghiệp chướng ngày nay. Thiếp đây không dám tham luyến phồn hoa, tiếc thân bồ liễu, xin trả cho xong cái nợ trước mặt vậy.
[..] Nói xong, liền nhảy xuống bể, trong tiếng gió gào, sóng cuộn, còn nghe vẳng tiếng nói: “Kính tạ quân vương, từ nay vĩnh biệt, không thể nào hầu bên vua được nữa”. Vua và các phi tần kinh hoàng luống cuống, ai cũng thương khóc. Bỗng chốc mây tạnh gió lặng, bể hết nổi sóng. Vua sai thuỷ quân mò tìm, đã không thấy tung tích nàng đâu cả...
(Đoàn Thị Điểm, Truyền kì tân phả, in trong Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Ngô Lập Chi dịch, Trần Nghĩa Chủ biên, tập 1, NXB Thế giới, Hà Nội, 1997, tr. 345 – 347)
Qua đoạn trích, em cảm nhận được tình cảm, tư tưởng gì của tác giả?
Câu 6:
Căn cứ vào văn bản, em hãy liệt kê những sự việc kể về cuộc đời của nhân vật Vũ Nương từ khi được gả cho Trương Sinh đến khi trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Các sự việc đó được kể theo trình tự nào?
Câu 7:
Nêu một chi tiết kì ảo trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!