Câu hỏi:
31/08/2024 70Lập dàn ý cho bài văn phân tích một vở kịch đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Viết đoạn Mở bài và Kết bài của bài văn đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Lập dàn ý cho bài văn phân tích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích.
II. Thân bài:
* Sơ lược cốt truyện:
- Trương Ba là một người đàn ông hiền lành, chăm chỉ, khéo léo, ưa thích những công việc chăm sóc vườn tược, uống trà, đặc biệt là có tài chơi cờ rất hay.
- Biến cố đã xảy ra khi Nam Tào, Bắc Đẩu vì lơ là chức trách mà gạch nhầm tên Trương Ba trong sổ tử, khiến ông phải chịu chết oan.
- Đế Thích vì thương xót Trương Ba chết oan, lại tiếc một người bạn chơi cờ hợp ý, thế nên ông đã bàn với Nam Tào, Bắc Đẩu cho Trương Ba sống lại, nhập hồn vào xác anh hàng thịt mới chết.
- Bi kịch thực sự bắt đầu khi mà một tâm hồn thanh cao, quen nếp sống tao nhã lại phải chung đụng cùng với cái xác đồ tể, vốn quen những việc tàn sát, dung tục.
=> Điều đó đã mang đến cho cả hai gia đình, hai người vợ, những đứa con, đứa cháu bao nhiêu rắc rối và đau khổ, cuối cùng dẫn tới bước đường tan nát.
- Vì quá uất ức và bức bối khi phải chung đụng với cái xác thịt đui mù mà mình căm ghét, nên Trương Ba đã có một cuộc tranh cãi nảy lửa với cái xác.
=> Trương Ba lại càng nhận ra mình đuối lý, nhận ra bản thân mình đang dần bị chi phối bởi những thú vui, những ham muốn của cái xác. Tất cả đều được xác hàng thịt vạch trần bằng giọng điệu mỉa mai, khích bác, lý lẽ sắc bén khiến Trương Ba vô cùng đau khổ và tuyệt vọng.
- Bị chính những người thân trong gia đình chối bỏ, những lời bộc bạch của con dâu đã khiến Trương Ba hoàn toàn thức tỉnh.
=> Cuối vở kịch ông kiên quyết lựa chọn rời khỏi xác hàng thịt và biến mất hoàn toàn, dù Đế Thích cố níu kéo khi ngỏ lời muốn ông nhập vào xác của cu Tị, thế nhưng Trương Ba đã từ chối, ông cầu xin cho thằng bé được sống lại còn bản thân mình thì sẽ vĩnh viễn biến mất.
* Ý nghĩa của cái kết:
- Sự ra đi vĩnh viễn của Trương Ba cũng chính là một cách để ông "sống", sống trong lòng những người ở lại.
- Giải quyết tất cả những mâu thuẫn đang xảy ra trong gia đình ông, giải thoát mọi người khỏi đau khổ.
- Sự ra đi của ông đã để lại trong lòng những người thân những ấn tượng tốt đẹp về một người chồng, người cha, người ông hiền lành, sống trong sạch, thanh cao, giỏi chơi cờ, tỉ mẩn, khéo léo.
=> Trương Ba không chỉ để lại những ký ức tốt đẹp, mà bản thân ông còn là một tấm gương đạo đức sáng ngời cho con cháu, gieo vào lòng những mầm non như cái Gái những tư tưởng tốt đẹp, trở thành người kế thừa những giá trị đạo đức ấy mãi về sau này.
- Cái kết này còn khẳng định một chân lý rằng con người ta không thể sống mà hồn một đằng, xác một nẻo được, sống hoàn toàn, sống thật sự chỉ khi giữa xác và hồn có sự thống nhất biện chứng với nhau.
- Chi tiết Trương Ba nhường lại cơ hội sống cho cu Tị cũng lại thể hiện một vẻ đẹp đạo đức khác ở con người ông ấy là vẻ đẹp của tấm lòng cao thượng, bao dung.
- Chi tiết Đế Thích ngỏ lời cho Trương Ba nhập vào xác cu Tị cũng lại mà một chi tiết kịch mang đầy tính nhân văn thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa phần hồn - phần nhân cách thanh cao, đẹp đẽ và phần xác - tầm thường, dung tục, cuối cùng phần nhân cách đã chiến thắng, giữ lại được những giá trị đạo đức tốt đẹp, thể hiện khát khao hoàn thiện phẩm giá, nhân cách của con người bao thế hệ.
III. Kết bài:
- Nêu cảm nhận về đoạn kết
* Viết đoạn Mở bài và Kết bài:
- Mở bài:
Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.
- Kết bài:
Thông qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình , sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn giá trị hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau trong vở bi kịch Yêu Ly của Lưu Quang Thuận và trả lời các câu hỏi:
HỒI THỨ BA
(Giữa dòng Câu Giang sóng gợn, Khánh Kỵ đứng trên mũi thuyền với Yêu Ly, sau lưng có ngọn cờ thêu chữ Suý. Quân chèo ở lái và mũi. Tả hữu hai bên.)
LỚP II
Khánh Kỵ, Yêu Ly, Tham mưu, tả hữu, quân chèo
(Lược dẫn: Yêu Ly cầm giáo đứng sau Khánh Kỵ. Khi thuyền tập trận đang băng băng lướt theo hướng gió, Yêu Ly cũng lợi dụng sức gió, cầm giáo đâm Khánh Kỵ từ sau lưng. Quách tham mưu toan chém Yêu Ly nhưng Khánh Kỵ can.)
Khánh Kỵ: – Người đứng đấy phải Yêu Ly?
(Yêu Ly bước tới trước mặt, Khánh Kỵ đặt tay lên vai Yêu Ly, nhìn im lặng)
Vừa đâm ta. trời ơi Yêu Ly, Yêu Ly!
Ta vũ dũng hãy còn thua sức đó.
Tay một cánh giỏi nương nhờ sức gió.
Ta mang danh dũng sĩ ở trên đời,
Giữa hôm nay không ngờ có một người
Đàm ngọn giáo ngập từ sau tới trước,
Xuyên Khánh Kỵ suốt từ lưng tới ngực,
Cánh tay này còn vũ dũng hơn ta.
Quách tham mưu: – Sao Khánh công lại có thể ôn hoà
Với một kẻ nấp sau lưng hành thích?
(Đưa kiếm chém Yêu Ly, Khánh Kỵ can)
Khánh Kỵ: – Không, không nên. Giờ đây ta sắp chết,
Dũng sĩ trên đời thiệt hết một tay.
Mạng Yêu Ly các người giết hôm nay
Là thiệt mất một ngày hai dũng sĩ.
Lời ta trối xin Tham mưu nhớ kĩ
Thả Ly về Ngô quốc tỏ lòng trung;
Ta thác đi chưa thỏa chí anh hùng
Nhưng chết dưới một bàn tay vũ dũng...
Đời ta hết giữa một ngày gió sóng
Thôi Tham mưu, ngài ở lại từ đây;
Mai sau ai còn nhắc Khánh Kỵ này
Sẽ không trách kẻ râu mày thấp kém.
(Quay mặt sang phía Yêu Ly)
Từ giã Yêu Ly, anh hùng khó kiếm,
Yêu Ly về bên ấy giúp Ngô gia,
Và chuyển giùm lời từ biệt của ta.
(Thò tay ra sau rút mũi giáo, gục xuống chết. Tham mưu bỏ kiếm, quỳ ôm xác Khánh Kỵ trong tay.)
Quách tham mưu: – Khánh chủ thở xong rồi hơi thở cuối,
Khắp chiến thuyền hãy kéo cờ tang
(Tiếng loa truyền to hai câu ấy)
Rạng ngày mai ta sẽ ngược Câu Giang
Về Kinh Bắc báo tin buồn lê thứ
Quân, lấy chăn gấm đắp lên mình Khánh chủ.
(Quân hầu làm theo lời)
Yêu tiên sinh, sẵn thuyền nhỏ đem theo
Và sẵn quân ngài đã tập chống chèo,
Ngài cho phép đưa ngài sang nước cũ,
Cho tỏ rạng lượng hải hà Khánh chủ.
(Mỉa mai)
Về bên Ngô thôi rực rỡ kì công...
(Nhìn lại thi hài)
Ôi cơ đồ công tử chửa làm xong!
(Quỳ ôm mặt bên thi hài)
Yêu Ly: (Bước ra mũi thuyền)
– Tròn nghĩa lớn đã trừ xong Khánh Kỵ,
Nhưng nam tử thân này ôi xét kĩ
Người đang tâm đem giết cả thê nhi
Tiếng bất nhân không còn giấu che gì,
Mưu việc lớn thân mình đem huỷ phá
Điều bất trí muôn đời không thể xoá
Mưu trả hàng dưới trướng xin câu dung,
Dịp tốt ra tay giết kẻ anh hùng
Điều bất tín sẽ truyền lưu miệng thế.
Trong kiếp sống thử còn chi đáng kể?
Ba điều kia xin trút bỏ cho ai?
Ngũ Viên ơi ta giờ đã lạc loài
Cùng quý hữu không còn mong tái ngộ...
Điều uỷ thác làm xong: nương sức gió
Ta vừa đâm Khánh Kỵ giữa phong ba,
Giữ vẹn lời cam kết lúc chia xa,
Nhưng khốn nỗi, lòng ta muốn cắn rứt!
Mơ bóng thê nhi nỗi niềm day dứt,
Bất tín trên đời, thêm bất trí, bất nhân.
Sống chi thêm cho sỉ nhục trăm phần?
Hỡi gươm báu giùm ta xong một kiếp!
(Nhật gươm đâm cổ chết)
Hạ màn
(Tổng tập văn học Việt Nam, tập 24, Hà Minh Đức sưu tầm, biên soạn,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 1099 – 1101)
Chỉ ra những xung đột của vở kịch được thể hiện qua đoạn trích.
Câu 2:
Tìm đọc một số vở bi kịch. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề và một số yếu tố ng đặc trưng của bi kịch thể hiện trong văn bản đã đọc như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại; những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của em sau khi đọc văn bản bi kịch.
Câu 3:
Đọc đoạn trích sau trong vở bi kịch Yêu Ly của Lưu Quang Thuận và trả lời các câu hỏi:
HỒI THỨ BA
(Giữa dòng Câu Giang sóng gợn, Khánh Kỵ đứng trên mũi thuyền với Yêu Ly, sau lưng có ngọn cờ thêu chữ Suý. Quân chèo ở lái và mũi. Tả hữu hai bên.)
LỚP II
Khánh Kỵ, Yêu Ly, Tham mưu, tả hữu, quân chèo
(Lược dẫn: Yêu Ly cầm giáo đứng sau Khánh Kỵ. Khi thuyền tập trận đang băng băng lướt theo hướng gió, Yêu Ly cũng lợi dụng sức gió, cầm giáo đâm Khánh Kỵ từ sau lưng. Quách tham mưu toan chém Yêu Ly nhưng Khánh Kỵ can.)
Khánh Kỵ: – Người đứng đấy phải Yêu Ly?
(Yêu Ly bước tới trước mặt, Khánh Kỵ đặt tay lên vai Yêu Ly, nhìn im lặng)
Vừa đâm ta. trời ơi Yêu Ly, Yêu Ly!
Ta vũ dũng hãy còn thua sức đó.
Tay một cánh giỏi nương nhờ sức gió.
Ta mang danh dũng sĩ ở trên đời,
Giữa hôm nay không ngờ có một người
Đàm ngọn giáo ngập từ sau tới trước,
Xuyên Khánh Kỵ suốt từ lưng tới ngực,
Cánh tay này còn vũ dũng hơn ta.
Quách tham mưu: – Sao Khánh công lại có thể ôn hoà
Với một kẻ nấp sau lưng hành thích?
(Đưa kiếm chém Yêu Ly, Khánh Kỵ can)
Khánh Kỵ: – Không, không nên. Giờ đây ta sắp chết,
Dũng sĩ trên đời thiệt hết một tay.
Mạng Yêu Ly các người giết hôm nay
Là thiệt mất một ngày hai dũng sĩ.
Lời ta trối xin Tham mưu nhớ kĩ
Thả Ly về Ngô quốc tỏ lòng trung;
Ta thác đi chưa thỏa chí anh hùng
Nhưng chết dưới một bàn tay vũ dũng...
Đời ta hết giữa một ngày gió sóng
Thôi Tham mưu, ngài ở lại từ đây;
Mai sau ai còn nhắc Khánh Kỵ này
Sẽ không trách kẻ râu mày thấp kém.
(Quay mặt sang phía Yêu Ly)
Từ giã Yêu Ly, anh hùng khó kiếm,
Yêu Ly về bên ấy giúp Ngô gia,
Và chuyển giùm lời từ biệt của ta.
(Thò tay ra sau rút mũi giáo, gục xuống chết. Tham mưu bỏ kiếm, quỳ ôm xác Khánh Kỵ trong tay.)
Quách tham mưu: – Khánh chủ thở xong rồi hơi thở cuối,
Khắp chiến thuyền hãy kéo cờ tang
(Tiếng loa truyền to hai câu ấy)
Rạng ngày mai ta sẽ ngược Câu Giang
Về Kinh Bắc báo tin buồn lê thứ
Quân, lấy chăn gấm đắp lên mình Khánh chủ.
(Quân hầu làm theo lời)
Yêu tiên sinh, sẵn thuyền nhỏ đem theo
Và sẵn quân ngài đã tập chống chèo,
Ngài cho phép đưa ngài sang nước cũ,
Cho tỏ rạng lượng hải hà Khánh chủ.
(Mỉa mai)
Về bên Ngô thôi rực rỡ kì công...
(Nhìn lại thi hài)
Ôi cơ đồ công tử chửa làm xong!
(Quỳ ôm mặt bên thi hài)
Yêu Ly: (Bước ra mũi thuyền)
– Tròn nghĩa lớn đã trừ xong Khánh Kỵ,
Nhưng nam tử thân này ôi xét kĩ
Người đang tâm đem giết cả thê nhi
Tiếng bất nhân không còn giấu che gì,
Mưu việc lớn thân mình đem huỷ phá
Điều bất trí muôn đời không thể xoá
Mưu trả hàng dưới trướng xin câu dung,
Dịp tốt ra tay giết kẻ anh hùng
Điều bất tín sẽ truyền lưu miệng thế.
Trong kiếp sống thử còn chi đáng kể?
Ba điều kia xin trút bỏ cho ai?
Ngũ Viên ơi ta giờ đã lạc loài
Cùng quý hữu không còn mong tái ngộ...
Điều uỷ thác làm xong: nương sức gió
Ta vừa đâm Khánh Kỵ giữa phong ba,
Giữ vẹn lời cam kết lúc chia xa,
Nhưng khốn nỗi, lòng ta muốn cắn rứt!
Mơ bóng thê nhi nỗi niềm day dứt,
Bất tín trên đời, thêm bất trí, bất nhân.
Sống chi thêm cho sỉ nhục trăm phần?
Hỡi gươm báu giùm ta xong một kiếp!
(Nhật gươm đâm cổ chết)
Hạ màn
(Tổng tập văn học Việt Nam, tập 24, Hà Minh Đức sưu tầm, biên soạn,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 1099 – 1101)
Cái chết của Yêu Ly có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tính nhân văn của bi kịch?
Câu 4:
Đọc lại văn bản Âm mưu và tình yêu trong SGK (tr. 139 – 141) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Thông điệp nào KHÔNG phù hợp với nội dung của vở kịch?
A. Trong cuộc sống, con người cần phải có những âm mưu và thủ đoạn để đạt được mục đích.
B. Những con người bé nhỏ luôn phải chịu sự đàn áp của cường quyền.
C. Tình yêu cần có sức mạnh để chiến thắng những âm mưu đen tối.
D. Cái chết của Phéc-đi-năng và Luy-dơ là lời tranh đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 5:
Đọc đoạn trích sau trong vở bi kịch Yêu Ly của Lưu Quang Thuận và trả lời các câu hỏi:
HỒI THỨ BA
(Giữa dòng Câu Giang sóng gợn, Khánh Kỵ đứng trên mũi thuyền với Yêu Ly, sau lưng có ngọn cờ thêu chữ Suý. Quân chèo ở lái và mũi. Tả hữu hai bên.)
LỚP II
Khánh Kỵ, Yêu Ly, Tham mưu, tả hữu, quân chèo
(Lược dẫn: Yêu Ly cầm giáo đứng sau Khánh Kỵ. Khi thuyền tập trận đang băng băng lướt theo hướng gió, Yêu Ly cũng lợi dụng sức gió, cầm giáo đâm Khánh Kỵ từ sau lưng. Quách tham mưu toan chém Yêu Ly nhưng Khánh Kỵ can.)
Khánh Kỵ: – Người đứng đấy phải Yêu Ly?
(Yêu Ly bước tới trước mặt, Khánh Kỵ đặt tay lên vai Yêu Ly, nhìn im lặng)
Vừa đâm ta. trời ơi Yêu Ly, Yêu Ly!
Ta vũ dũng hãy còn thua sức đó.
Tay một cánh giỏi nương nhờ sức gió.
Ta mang danh dũng sĩ ở trên đời,
Giữa hôm nay không ngờ có một người
Đàm ngọn giáo ngập từ sau tới trước,
Xuyên Khánh Kỵ suốt từ lưng tới ngực,
Cánh tay này còn vũ dũng hơn ta.
Quách tham mưu: – Sao Khánh công lại có thể ôn hoà
Với một kẻ nấp sau lưng hành thích?
(Đưa kiếm chém Yêu Ly, Khánh Kỵ can)
Khánh Kỵ: – Không, không nên. Giờ đây ta sắp chết,
Dũng sĩ trên đời thiệt hết một tay.
Mạng Yêu Ly các người giết hôm nay
Là thiệt mất một ngày hai dũng sĩ.
Lời ta trối xin Tham mưu nhớ kĩ
Thả Ly về Ngô quốc tỏ lòng trung;
Ta thác đi chưa thỏa chí anh hùng
Nhưng chết dưới một bàn tay vũ dũng...
Đời ta hết giữa một ngày gió sóng
Thôi Tham mưu, ngài ở lại từ đây;
Mai sau ai còn nhắc Khánh Kỵ này
Sẽ không trách kẻ râu mày thấp kém.
(Quay mặt sang phía Yêu Ly)
Từ giã Yêu Ly, anh hùng khó kiếm,
Yêu Ly về bên ấy giúp Ngô gia,
Và chuyển giùm lời từ biệt của ta.
(Thò tay ra sau rút mũi giáo, gục xuống chết. Tham mưu bỏ kiếm, quỳ ôm xác Khánh Kỵ trong tay.)
Quách tham mưu: – Khánh chủ thở xong rồi hơi thở cuối,
Khắp chiến thuyền hãy kéo cờ tang
(Tiếng loa truyền to hai câu ấy)
Rạng ngày mai ta sẽ ngược Câu Giang
Về Kinh Bắc báo tin buồn lê thứ
Quân, lấy chăn gấm đắp lên mình Khánh chủ.
(Quân hầu làm theo lời)
Yêu tiên sinh, sẵn thuyền nhỏ đem theo
Và sẵn quân ngài đã tập chống chèo,
Ngài cho phép đưa ngài sang nước cũ,
Cho tỏ rạng lượng hải hà Khánh chủ.
(Mỉa mai)
Về bên Ngô thôi rực rỡ kì công...
(Nhìn lại thi hài)
Ôi cơ đồ công tử chửa làm xong!
(Quỳ ôm mặt bên thi hài)
Yêu Ly: (Bước ra mũi thuyền)
– Tròn nghĩa lớn đã trừ xong Khánh Kỵ,
Nhưng nam tử thân này ôi xét kĩ
Người đang tâm đem giết cả thê nhi
Tiếng bất nhân không còn giấu che gì,
Mưu việc lớn thân mình đem huỷ phá
Điều bất trí muôn đời không thể xoá
Mưu trả hàng dưới trướng xin câu dung,
Dịp tốt ra tay giết kẻ anh hùng
Điều bất tín sẽ truyền lưu miệng thế.
Trong kiếp sống thử còn chi đáng kể?
Ba điều kia xin trút bỏ cho ai?
Ngũ Viên ơi ta giờ đã lạc loài
Cùng quý hữu không còn mong tái ngộ...
Điều uỷ thác làm xong: nương sức gió
Ta vừa đâm Khánh Kỵ giữa phong ba,
Giữ vẹn lời cam kết lúc chia xa,
Nhưng khốn nỗi, lòng ta muốn cắn rứt!
Mơ bóng thê nhi nỗi niềm day dứt,
Bất tín trên đời, thêm bất trí, bất nhân.
Sống chi thêm cho sỉ nhục trăm phần?
Hỡi gươm báu giùm ta xong một kiếp!
(Nhật gươm đâm cổ chết)
Hạ màn
(Tổng tập văn học Việt Nam, tập 24, Hà Minh Đức sưu tầm, biên soạn,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 1099 – 1101)
Hành động của Khánh Kỵ sau khi bị Yêu Ly hành thích cho biết điều gì về con người Khánh Kỵ? Qua lời Khánh Kỵ, nhân vật Yêu Ly được đánh giá như thế nào?
Câu 6:
Đọc lại văn bản Âm mưu và tình yêu trong SGK (tr. 139 – 141) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Phẩm chất nào của nhân vật Phéc-đi-năng được thể hiện qua đoạn trích?
A. Dũng cảm, ghét sự dối trá
B. Yêu mãnh liệt, quyết liệt bảo vệ tình yêu
C. Thẳng thắn, thuỷ chung
D. Yêu mãnh liệt, ghét sự dối trá
Câu 7:
Đọc đoạn trích sau trong vở bi kịch Yêu Ly của Lưu Quang Thuận và trả lời các câu hỏi:
HỒI THỨ BA
(Giữa dòng Câu Giang sóng gợn, Khánh Kỵ đứng trên mũi thuyền với Yêu Ly, sau lưng có ngọn cờ thêu chữ Suý. Quân chèo ở lái và mũi. Tả hữu hai bên.)
LỚP II
Khánh Kỵ, Yêu Ly, Tham mưu, tả hữu, quân chèo
(Lược dẫn: Yêu Ly cầm giáo đứng sau Khánh Kỵ. Khi thuyền tập trận đang băng băng lướt theo hướng gió, Yêu Ly cũng lợi dụng sức gió, cầm giáo đâm Khánh Kỵ từ sau lưng. Quách tham mưu toan chém Yêu Ly nhưng Khánh Kỵ can.)
Khánh Kỵ: – Người đứng đấy phải Yêu Ly?
(Yêu Ly bước tới trước mặt, Khánh Kỵ đặt tay lên vai Yêu Ly, nhìn im lặng)
Vừa đâm ta. trời ơi Yêu Ly, Yêu Ly!
Ta vũ dũng hãy còn thua sức đó.
Tay một cánh giỏi nương nhờ sức gió.
Ta mang danh dũng sĩ ở trên đời,
Giữa hôm nay không ngờ có một người
Đàm ngọn giáo ngập từ sau tới trước,
Xuyên Khánh Kỵ suốt từ lưng tới ngực,
Cánh tay này còn vũ dũng hơn ta.
Quách tham mưu: – Sao Khánh công lại có thể ôn hoà
Với một kẻ nấp sau lưng hành thích?
(Đưa kiếm chém Yêu Ly, Khánh Kỵ can)
Khánh Kỵ: – Không, không nên. Giờ đây ta sắp chết,
Dũng sĩ trên đời thiệt hết một tay.
Mạng Yêu Ly các người giết hôm nay
Là thiệt mất một ngày hai dũng sĩ.
Lời ta trối xin Tham mưu nhớ kĩ
Thả Ly về Ngô quốc tỏ lòng trung;
Ta thác đi chưa thỏa chí anh hùng
Nhưng chết dưới một bàn tay vũ dũng...
Đời ta hết giữa một ngày gió sóng
Thôi Tham mưu, ngài ở lại từ đây;
Mai sau ai còn nhắc Khánh Kỵ này
Sẽ không trách kẻ râu mày thấp kém.
(Quay mặt sang phía Yêu Ly)
Từ giã Yêu Ly, anh hùng khó kiếm,
Yêu Ly về bên ấy giúp Ngô gia,
Và chuyển giùm lời từ biệt của ta.
(Thò tay ra sau rút mũi giáo, gục xuống chết. Tham mưu bỏ kiếm, quỳ ôm xác Khánh Kỵ trong tay.)
Quách tham mưu: – Khánh chủ thở xong rồi hơi thở cuối,
Khắp chiến thuyền hãy kéo cờ tang
(Tiếng loa truyền to hai câu ấy)
Rạng ngày mai ta sẽ ngược Câu Giang
Về Kinh Bắc báo tin buồn lê thứ
Quân, lấy chăn gấm đắp lên mình Khánh chủ.
(Quân hầu làm theo lời)
Yêu tiên sinh, sẵn thuyền nhỏ đem theo
Và sẵn quân ngài đã tập chống chèo,
Ngài cho phép đưa ngài sang nước cũ,
Cho tỏ rạng lượng hải hà Khánh chủ.
(Mỉa mai)
Về bên Ngô thôi rực rỡ kì công...
(Nhìn lại thi hài)
Ôi cơ đồ công tử chửa làm xong!
(Quỳ ôm mặt bên thi hài)
Yêu Ly: (Bước ra mũi thuyền)
– Tròn nghĩa lớn đã trừ xong Khánh Kỵ,
Nhưng nam tử thân này ôi xét kĩ
Người đang tâm đem giết cả thê nhi
Tiếng bất nhân không còn giấu che gì,
Mưu việc lớn thân mình đem huỷ phá
Điều bất trí muôn đời không thể xoá
Mưu trả hàng dưới trướng xin câu dung,
Dịp tốt ra tay giết kẻ anh hùng
Điều bất tín sẽ truyền lưu miệng thế.
Trong kiếp sống thử còn chi đáng kể?
Ba điều kia xin trút bỏ cho ai?
Ngũ Viên ơi ta giờ đã lạc loài
Cùng quý hữu không còn mong tái ngộ...
Điều uỷ thác làm xong: nương sức gió
Ta vừa đâm Khánh Kỵ giữa phong ba,
Giữ vẹn lời cam kết lúc chia xa,
Nhưng khốn nỗi, lòng ta muốn cắn rứt!
Mơ bóng thê nhi nỗi niềm day dứt,
Bất tín trên đời, thêm bất trí, bất nhân.
Sống chi thêm cho sỉ nhục trăm phần?
Hỡi gươm báu giùm ta xong một kiếp!
(Nhật gươm đâm cổ chết)
Hạ màn
(Tổng tập văn học Việt Nam, tập 24, Hà Minh Đức sưu tầm, biên soạn,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 1099 – 1101)
Lời độc thoại của Yêu Ly trong phần cuối vở kịch cho thấy sự giằng xé nội tâm ở nhân vật diễn ra như thế nào? Theo em, tại sao sau khi mưu sự đã thành, nhân vật lại cảm thấy “lạc loài”?
về câu hỏi!