Câu hỏi:
31/08/2024 66Đọc lại văn bản Tình sông núi (đoạn từ ... Tôi lim dim cặp mắt đến Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng) trong SGK (tr. 102 – 103) và trả lời các câu hỏi:
Hãy diễn tả bằng văn xuôi ý thơ được thể hiện trong hai câu: Gầu nước gieo vàng/ Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
– Câu thứ nhất không chỉ vẽ động tác (gieo – thả xuống, buông xuống, rơi xuống mà còn diễn tả được âm thanh (tiếng nước như tiếng vang rơi vang ngắn). Thậm chí, câu thơ còn gợi được sắc vàng nếu người đọc liên tưởng tới hai câu thơ của Bàng Bá Lân: Hỡi có tát nước bên đang, sao có lại múc trắng vàng để đi? (Tiếng hát trong trắng). Theo đó, có thể hình dung vàng ở đây là màu vàng của những vòng sóng đẫm ánh trăng toả lan trong lòng giếng khi chiếc gàu chạm vào mặt nước hay màu vàng của dòng nước lung linh rơi xuống từ chiếc gàu đầy. Rõ ràng, đây là một câu thơ đa nghĩa, trong đó hai từ gieo và vàng có thể được hiểu khác nhau tuỳ cảm nhận của mỗi người.
– Câu thứ hai vừa tái hiện được âm thanh sống động (dội) lại vừa tả được dáng nét nghiêng nghiêng của tấm vách. Thực ra, từ nghiêng không chỉ có giá trị tạo hình. Nó còn thể hiện được cảm giác ngất ngây của nhà thơ khí nghe trong không gian đầy ắp những tiếng động quen thuộc, biểu thị một cuộc sống thanh bình. Hai từ dội và nghiêng đều có thể được xem là “thi nhãn”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm đọc một số văn bản thông tin giới thiệu danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Ghi vào nhật kí đọc sách thông tin cơ bản của văn bản, ý nghĩa của nhan đề và vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản; quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; cách triển khai nội dung trong văn bản (theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng được phân loại, so sánh và đối chiếu,...) và tác dụng của cách triển khai đó; quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.
Câu 2:
Đọc lại văn bản Tình sông núi (đoạn từ ... Tôi lim dim cặp mắt đến Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng) trong SGK (tr. 102 – 103) và trả lời các câu hỏi:
Xác định các vị trí có gieo vần trong đoạn thơ và nêu nhận xét về cách sử dụng vần của tác giả.
Câu 3:
Viết bức thư ngắn gửi người bạn thân kể về một danh lam thắng cảnh em từng đến thăm và có ấn tượng sâu sắc.
Câu 4:
Em được giao nhiệm vụ viết bài thuyết minh với đề tài xác định là Về thăm quê Bác. Dựa vào trải nghiệm thực tế hoặc những tài liệu có liên quan mà em tham khảo được, hãy phác thảo các ý chính của bài viết, chú ý làm nổi bật từng chặng của hành trình và nhấn mạnh một số địa điểm quan trọng cần đến.
Câu 5:
Tìm đọc một số văn bản nghị luận xã hội viết về những vấn đề của đất nước hoặc nhân loại. Ghi vào nhật kí đọc sách luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; vai trò của luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
Câu 6:
Đọc lại văn bản Văn hoá hoa – cây cảnh trong SGK (tr. 96 – 99) và trả lời các câu hỏi:
Em hiểu như thế nào về khái niệm thiên nhiên thứ hai được tác giả sử dụng trong văn bản? Thiên nhiên thứ hai đó cho biết điều gì về lịch sử phát triển của loài người?
Câu 7:
Đọc lại văn bản Tình sông núi trong SGK (tr. 102 – 103) và trả lời các câu hỏi:
Trong tuỳ bút Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua (Ilya Ehrenburg) đã viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga (Volga), con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” (dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2011, tr. 107). Cách nhìn nhận đó của nhà văn Nga giúp em hiểu thêm gì về mạch cảm xúc của bài thơ Tình sông núi? Hãy viết đoạn văn (có độ dài tuỳ chọn) để trả lời câu hỏi này.
về câu hỏi!