Câu hỏi:
31/08/2024 54Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng,... Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng. Muốn vào hang, phải lội qua sông; rồi trèo ngược vách đá hiểm trở, cao mấy chục mét. Đứng trên đỉnh dốc sẽ nhìn thấy lòng hang xa tít phía dưới, được bao bọc bằng một quãng sông rộng, nước sâu. Vịn đá lần xuống chân dốc, chúng tôi ngồi bè qua sông để đến lòng hang chính.
(Hà My, Hang Én, dẫn theo Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr. 115)
Dựa trên kết quả trả lời câu 2 và qua việc so sánh hai đoạn trích, theo em, người ta có thể chuyển văn bản thuyết minh có nội dung giới thiệu danh lam thắng cảnh thành một văn bản văn học được không? Nếu có thể thì điều kiện tiên quyết mà người viết phải đảm bảo là gì và văn bản văn học đó nên được xếp vào thể loại nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
– Có thể thực hiện việc chuyển văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thành văn bản văn học.
– Điều cơ bản cần làm khi thực hiện công việc trên là người viết phải bộc lộ góc nhìn độc đáo, sự đánh giá mang dấu ấn cá nhân trong văn bản. Văn bản có nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị và cách triển khai linh hoạt, không bị chinh có sẵn nào ràng buộc.
- Nếu chuyển đổi thể loại thành công thì văn bản mới này có thể được xếp vào một trong các tiểu loại sau của thể kí du kí, tản văn, tuỳ bút,... (tuỳ từng trường hợp cụ thể).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm đọc một số văn bản thông tin giới thiệu danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Ghi vào nhật kí đọc sách thông tin cơ bản của văn bản, ý nghĩa của nhan đề và vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản; quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; cách triển khai nội dung trong văn bản (theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng được phân loại, so sánh và đối chiếu,...) và tác dụng của cách triển khai đó; quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.
Câu 2:
Đọc lại văn bản Tình sông núi (đoạn từ ... Tôi lim dim cặp mắt đến Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng) trong SGK (tr. 102 – 103) và trả lời các câu hỏi:
Xác định các vị trí có gieo vần trong đoạn thơ và nêu nhận xét về cách sử dụng vần của tác giả.
Câu 3:
Viết bức thư ngắn gửi người bạn thân kể về một danh lam thắng cảnh em từng đến thăm và có ấn tượng sâu sắc.
Câu 4:
Tìm đọc một số văn bản nghị luận xã hội viết về những vấn đề của đất nước hoặc nhân loại. Ghi vào nhật kí đọc sách luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản; vai trò của luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
Câu 5:
Em được giao nhiệm vụ viết bài thuyết minh với đề tài xác định là Về thăm quê Bác. Dựa vào trải nghiệm thực tế hoặc những tài liệu có liên quan mà em tham khảo được, hãy phác thảo các ý chính của bài viết, chú ý làm nổi bật từng chặng của hành trình và nhấn mạnh một số địa điểm quan trọng cần đến.
Câu 6:
Đọc lại văn bản Văn hoá hoa – cây cảnh trong SGK (tr. 96 – 99) và trả lời các câu hỏi:
Em hiểu như thế nào về khái niệm thiên nhiên thứ hai được tác giả sử dụng trong văn bản? Thiên nhiên thứ hai đó cho biết điều gì về lịch sử phát triển của loài người?
Câu 7:
Đọc lại văn bản Tình sông núi trong SGK (tr. 102 – 103) và trả lời các câu hỏi:
Trong tuỳ bút Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua (Ilya Ehrenburg) đã viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga (Volga), con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” (dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2011, tr. 107). Cách nhìn nhận đó của nhà văn Nga giúp em hiểu thêm gì về mạch cảm xúc của bài thơ Tình sông núi? Hãy viết đoạn văn (có độ dài tuỳ chọn) để trả lời câu hỏi này.
về câu hỏi!