Câu hỏi:
01/09/2024 58(Câu hỏi 3, SGK) Người viết phân tích và làm sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu.” bằng các lí lẽ và dẫn chứng nào trong phần (2) của văn bản?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Văn bản thể hiện khá rõ cách phân tích và làm sáng tỏ ý kiến của tác giả:
+ Trước hết là đề tài “tiếng nói của tình cảm, tình yêu, nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng, đối với nhân dân”.
+ Bài thơ cấu tạo theo lối đối đáp thường gặp trong văn học dân gian, đối đáp giữa hai người yêu thương nhau với sự hoà trộn và thống nhất giữa “mình” và “ta”.
+ Cảm xúc đậm đà và sâu nặng về hình ảnh chiến khu Việt Bắc.
+ Bài thơ có một ý vị đậm đà, đặc biệt do nỗi nhớ, nhớ không tách rời với thương.
+ Tố Hữu thường chú ý cách diễn đạt quen thuộc với cảm nghĩ của quần chúng, thích nhịp điệu êm ái, cân đối của câu thơ dân gian và cổ điển.
- Trong mỗi lí lẽ trên, tác giả đều dẫn ra bằng chứng cụ thể lấy từ bài thơ Việt Bắc. Ví dụ, để làm rõ lí lẽ: “Và tâm hồn con người ngọt ngào, chung thuỷ giản dị trong cuộc sống hằng ngày cũng hân hoan, rộng mở trước những cảnh tượng hùng vĩ của cuộc chiến đấu, của hoạt động cách mạng. Chất hùng tráng trong những câu thơ như:
Những đường Việt Bắc của ta,
……..
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo em, phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà vẫn đáp ứng được hội nhập quốc tế?
Câu 2:
(Câu hỏi 5, SGK) Em có nhận xét gì về cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người?
Câu 3:
I. Bài tập đọc hiểu
VĂN HỌC VÀ TÁC DỤNG CHIỀU SÂU TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH VĂN HOÁ CON NGƯỜI
(HOÀNG NGỌC HIẾN)
Theo em, có thể bỏ đi từ “chiều sâu” và “văn hoá” trong nhan đề Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người được không? Vì sao?
Câu 4:
Viết một đoạn văn trình bày quan điểm của em về tác hại của việc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu.
Câu 5:
Trong văn bản, Hoàng Ngọc Hiến viết: “Khoa học khai hoá nhận thức về tự nhiên, về xã hội và con người nói chung. Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lí của con người ngày càng trở nên phức tạp, có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu.”. Em hiểu tác giả muốn khẳng định điều gì qua đoạn văn này? Em có tán thành với ý kiến ấy không? Vì sao?
Câu 6:
(Câu hỏi 4, SGK) Chỉ ra và phân tích một số biện pháp làm tăng tính khẳng định và phủ định vấn đề trong văn bản.
Câu 7:
(Bài tập 3, SGK) Ngày nay, việc học sinh, sinh viên sao chép (photocopy) sách để phục vụ học tập và nghiên cứu ngày càng phổ biến. Theo em, việc làm này trong trường hợp nào vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và trong trường hợp nào được Luật cho phép?
về câu hỏi!