Câu hỏi:
19/09/2024 95Người ta quan sát một nhóm người trưởng thành trong 5 năm. Ở thời điểm bắt đầu quan sát, có 30% số người được quan sát thường xuyên hút thuốc. Sau 5 năm, người ta nhận thấy tỉ lệ tử vong trong số những người thường xuyên hút thuốc cao gấp 3 lần tỉ lệ này trong nhóm những người còn lại. Chọn ngẫu nhiên một người trong nhóm và thấy người này tử vong trong 5 năm quan sát, tính xác suất người đó thường xuyên hút thuốc.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Gọi A là biến cố “Một người tử vong trong 5 năm quan sát” và B là biến cố “Một người thường xuyên hút thuốc”.
Do thời điểm bắt đầu quan sát, có 30% số người được quan sát thường xuyên hút thuốc nên P(B) = 0,3 và P(\[\overline B \]) = 1 – 0,3 = 0,7.
Gọi tỉ lệ tử vong trong số những người không thường xuyên hút thuốc là a (0 ≤ a ≤ 1).
Do ở thời điểm sau 5 năm, người ta nhận thấy tỉ lệ tử vong trong số những người thường xuyên hút thuốc cao gấp 3 lần tỉ lệ này trong nhóm những người còn lại nên
P(A | \[\overline B \]) = a và P(A | B) = 3a.
Theo công thức xác suất toàn phần, tỉ lệ một người tử vong trong 5 năm quan sát là:
P(A) = P(B)P(A | B) + P(\[\overline B \])P(A | \[\overline B \]) = 0,3.3a + 0,7a = 1,6a.
Theo công thức Bayes, xác suất một người thường xuyên hút thuốc, biết rằng người đó tử vong trong 5 năm quan sát là:
P(B | A) = \[\frac{{P\left( B \right)P\left( {A|B} \right)}}{{P\left( A \right)}} = \frac{{0,3.3a}}{{1,6a}}\] = 0,5625.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một xạ thủ lần lượt bắn 2 viên đạn vào một bia. Xác suất trúng bia của viên thứ nhất là 0,7; của viên thứ hai là 0,8 và của cả 2 viên là 0,6. Gọi A là biến cố “Viên đạn thứ nhất trúng bia”, B là biến cố “Viên đạn thứ hai trúng bia”.
a) Tính P(A | B) và P(B | A).
b) Hai biến cố A và B có độc lập không, tại sao?
Câu 2:
Cho hai biến cố A và B có P(A) = 0,4; P(B) = 0,8 và P(A | B) = 0,25.
a) Xác suất của biến cố A giao B là
A. 0,1.
B. 0,2.
C. 0,25.
D. 0,4.
Câu 3:
Ông Khải lần lượt rút ra một cách ngẫu nhiên 2 lá bài từ bộ bài tây 52 lá. Lá bài rút ra không được trả lại. Gọi A là biến cố “Lá bài đầu tiên rút ra là chất cơ” và B là biến cố “Lá bài thứ hai rút ra là lá Q”.
a) Xác suất của biến cố A là 0,25.
b) Xác suất của biến cố A giao B là 0,25.
c) Xác suất của biến cố A với điều kiện B là 0,25.
d) A và B là hai biến cố độc lập.
Câu 4:
Cho sơ đồ hình cây dưới đây:
a) Xác suất của biến cố B với điều kiện A không xảy ra là 0,6.
b) Xác suất cả hai biến cố A và B đều không xảy ra là 0,3.
c) Xác suất của biến cố B là 0,9.
d) Xác suất của biến cố A với điều kiện B là \(\frac{1}{{19}}.\)
Câu 5:
Toàn thể nhân viên của một công ty được hỏi ý kiến về một dự thảo chính sách phúc lợi mới. Kết quả được ghi lại ở bảng sau:
Chọn ngẫu nhiên một nhân viên của công ty. Gọi A là biến cố “Nhân viên đó là nam giới” và B là biến cố “Nhân viên đó ủng hộ dự thảo chính sách phúc lợi mới”.
c) Xác suất xảy ra ít nhất một trong hai biến cố A và B là:
A. 0,45.
B. 0,67.
C. 0,8.
D. 0,92.
Câu 6:
Hộp thứ nhất chứa 5 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ. Hộp thứ hai chứa 4 viên bi đỏ. Chọn ngẫu nhiên 3 viên bi từ hộp thứ nhất và bỏ vào hộp thứ hai, rồi từ hộp thứ hai chọn ra ngẫu nhiên 2 viên bi.
a) Tính xác suất của biến cố 2 viên bi lấy ra ở hợp thứ hai có cùng màu.
b) biết 2 viên bi lấy ra ở hợp thứ hai có cùng màu, tính xác suất 3 viên bi lấy ra từ hộp thứ nhất cũng có cũng màu.
Câu 7:
Hai xe máy X và Y cùng sản suất một sản phẩm. Tỉ lệ sản phẩm đạt chuẩn của máy X và máy Y lần lượt là 95% và 90%. Một hộp chứa 1 sản phẩm do máy X sản xuất và 9 sản phẩm do máy Y sản xuất. Chọn ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ hộp.
a) Tính xác suất để cả 2 sản phẩm được chọn đều đạt chuẩn.
b) Biết rằng cả 2 sản phẩm lấy ra đều đạt chuẩn, tính xác suất chúng do máy Y sản xuất.
về câu hỏi!