Giải SGK Toán 12 CTST Bài tập cuối chương 6 có đáp án
179 người thi tuần này 4.6 675 lượt thi 16 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
5920 câu Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 1)
135 câu Bài tập Hình học mặt nón, mặt trụ, mặt cầu cực hay có lời giải (P1)
80 câu Trắc nghiệm Tích phân có đáp án (Phần 1)
80 câu Bài tập Hình học Khối đa diện có lời giải chi tiết (P1)
148 câu Bài tập Hình học mặt nón, mặt trụ, mặt cầu từ đề thi Đại học có lời giải (P1)
15 câu Trắc nghiệm Số phức có đáp án (Vận dụng)
20 câu Trắc nghiệm Phương trình đường thẳng trong không gian có đáp án (Nhận biết)
7 câu Trắc nghiệm Khối đa diện lồi và khối đa diện đều có đáp án (Vận dụng)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Cho hai biến cố A và B có P(A) = 0,8; P(B) = 0,5 và P(AB) = 0,2.
a) Xác suất của biến cố A với điều kiện B là
A. 0,4.
B. 0,5.
C. 0,25.
D. 0,625.
Cho hai biến cố A và B có P(A) = 0,8; P(B) = 0,5 và P(AB) = 0,2.
a) Xác suất của biến cố A với điều kiện B là
A. 0,4.
B. 0,5.
C. 0,25.
D. 0,625.
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Ta có \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}} = \frac{{0,2}}{{0,5}} = 0,4\).
Câu 2
Xác suất biến cố B không xảy ra với điều kiện biến cố A xảy ra là
A. 0,6.
B. 0,5.
C. 0,75.
D. 0,25.
Xác suất biến cố B không xảy ra với điều kiện biến cố A xảy ra là
A. 0,6.
B. 0,5.
C. 0,75.
D. 0,25.
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Ta cần tính \(P\left( {\overline B |A} \right) = \frac{{P\left( {\overline B A} \right)}}{{P\left( A \right)}}\).
Vì \(A = AB \cup A\overline B \) nên \(P\left( {A\overline B } \right) = P\left( A \right) - P\left( {AB} \right) = 0,8 - 0,2 = 0,6\).
Do đó \(P\left( {\overline B |A} \right) = \frac{{P\left( {\overline B A} \right)}}{{P\left( A \right)}} = \frac{{0,6}}{{0,8}} = 0,75\).
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Vì \(P\left( {B|A} \right) = 1 - P\left( {\overline B |A} \right) = 1 - 0,75 = 0,25\).
Do đó \(\frac{{P\left( {A|B} \right)}}{{P\left( A \right)}} - \frac{{P\left( {B|A} \right)}}{{P\left( B \right)}}\)\( = \frac{{0,4}}{{0,8}} - \frac{{0,25}}{{0,5}} = 0\).
Câu 4
Một nhà máy thực hiện khảo sát toàn bộ công nhân về sự hài lòng của họ về điều kiện làm việc tại phân xưởng. Kết quả khảo sát như sau:
Gặp ngẫu nhiên một công nhân của nhà máy. Gọi A là biến cố “Công nhân đó làm việc tại phân xưởng I” và B là biến cố “Công nhân đó hài lòng với điều kiện làm việc tại phân xưởng”.
a) Xác suất của biến cố A là
A. \(\frac{{37}}{{140}}\).
B. \(\frac{{37}}{{50}}\).
C. \(\frac{5}{{14}}\).
D. \(\frac{1}{2}\).
Một nhà máy thực hiện khảo sát toàn bộ công nhân về sự hài lòng của họ về điều kiện làm việc tại phân xưởng. Kết quả khảo sát như sau:

Gặp ngẫu nhiên một công nhân của nhà máy. Gọi A là biến cố “Công nhân đó làm việc tại phân xưởng I” và B là biến cố “Công nhân đó hài lòng với điều kiện làm việc tại phân xưởng”.
a) Xác suất của biến cố A là
A. \(\frac{{37}}{{140}}\).
B. \(\frac{{37}}{{50}}\).
C. \(\frac{5}{{14}}\).
D. \(\frac{1}{2}\).
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Tổng số công nhân ở phân xưởng I là 37 + 13 = 50.
Tổng số công nhân ở phân xưởng II là 63 + 27 = 90.
Tổng số công nhân ở cả hai phân xưởng là 50 + 90 = 140.
Suy ra \(P\left( A \right) = \frac{{50}}{{140}} = \frac{5}{{14}}\).
Câu 5
b) Xác suất của biến cố A với điều kiện B là
A. 0,37.
B. 0,5.
C. \(\frac{{37}}{{50}}\).
D. \(\frac{5}{{14}}\).
b) Xác suất của biến cố A với điều kiện B là
A. 0,37.
B. 0,5.
C. \(\frac{{37}}{{50}}\).
D. \(\frac{5}{{14}}\).
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Cần tính P(A|B) \( = \frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}}\).
Ta có \(P\left( B \right) = \frac{{37 + 63}}{{140}} = \frac{5}{7}\); \(P\left( {AB} \right) = \frac{{37}}{{140}}\).
Do đó \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{37}}{{140}}:\frac{5}{7} = 0,37\).
Câu 6
c) Xác suất của biến cố B với điều kiện A không xảy ra là
A. \(\frac{2}{7}\).
B. 0,9.
C. 0,7.
D. \(\frac{9}{{20}}\).
c) Xác suất của biến cố B với điều kiện A không xảy ra là
A. \(\frac{2}{7}\).
B. 0,9.
C. 0,7.
D. \(\frac{9}{{20}}\).
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Cần tính \(P\left( {B|\overline A } \right) = \frac{{P\left( {\overline A B} \right)}}{{P\left( {\overline A } \right)}}\).
Vì \(B = \overline A B \cup AB\) nên \(P\left( {\overline A B} \right) = P\left( B \right) - P\left( {AB} \right) = \frac{5}{7} - \frac{{37}}{{140}} = \frac{9}{{20}}\).
Vì \(P\left( A \right) = \frac{5}{{14}} \Rightarrow P\left( {\overline A } \right) = \frac{9}{{14}}\).
Do đó \(P\left( {B|\overline A } \right) = \frac{9}{{20}}:\frac{9}{{14}} = 0,7\).
Câu 7
Cho sơ đồ hình cây dưới đây
a) Xác suất của biến cố cả A và B đều không xảy ra là
A. 0,32.
B. 0,4.
C. 0,8.
D. 0,92.
Cho sơ đồ hình cây dưới đây

a) Xác suất của biến cố cả A và B đều không xảy ra là
A. 0,32.
B. 0,4.
C. 0,8.
D. 0,92.
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Dựa vào sơ đồ cây, ta có \(P\left( {\overline A \overline B } \right) = P\left( {\overline A } \right).P\left( {\overline B |\overline A } \right) = 0,8.0,4 = 0,32\).
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Ta có \(P\left( B \right) = P\left( A \right).P\left( {B|A} \right) + P\left( {\overline A } \right).P\left( {B|\overline A } \right)\) = 0,2.0,7 + 0,8.0,6 = 0,62.
Câu 9
c) Xác suất điều kiện P(A|B) là
A. \(\frac{7}{{31}}\).
B. 0,7.
C. \(\frac{7}{{50}}\).
D. 0,48.
c) Xác suất điều kiện P(A|B) là
A. \(\frac{7}{{31}}\).
B. 0,7.
C. \(\frac{7}{{50}}\).
D. 0,48.
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Có \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( A \right).P\left( {B|A} \right)}}{{P\left( B \right)}} = \frac{{0,2.0,7}}{{0,62}} = \frac{7}{{31}}\).
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Vì \(P\left( {\overline A |B} \right) = 1 - P\left( {A|B} \right) = 1 - \frac{7}{{31}} = \frac{{24}}{{31}}\).
Do đó \(\frac{{P\left( B \right)P\left( {\overline A |B} \right)}}{{P\left( {\overline A } \right)}}\)\( = \frac{{0,62.\frac{{24}}{{31}}}}{{0,8}} = 0,6\).
Câu 11
Một khu dân cư có 85% các hộ gia đình sử dụng điện để đun nước. Hơn nữa, có 21% các hộ gia đình sử dụng ấm điện siêu tốc. Chọn ngẫu nhiên một hộ gia đình, tính xác suất hộ đó sử dụng ấm điện siêu tốc, biết hộ đó sử dụng điện để đun nước.
Một khu dân cư có 85% các hộ gia đình sử dụng điện để đun nước. Hơn nữa, có 21% các hộ gia đình sử dụng ấm điện siêu tốc. Chọn ngẫu nhiên một hộ gia đình, tính xác suất hộ đó sử dụng ấm điện siêu tốc, biết hộ đó sử dụng điện để đun nước.
Lời giải
Gọi A là biến cố “Hộ gia đình đó sử dụng điện để đun nước” và B là biến cố “Hộ gia đình đó sử dụng ấm điện siêu tốc”.
Theo đề ta có P(A) = 0,85; P(B) = 0,21; P(A|B) = 1.
Cần tính P(B|A).
Ta có \(P\left( {B|A} \right) = \frac{{P\left( B \right).P\left( {A|B} \right)}}{{P\left( A \right)}} = \frac{{0,21}}{{0,85}} \approx 0,247\).
Câu 12
Cho hai biến cố ngẫu nhiên A và B. Biết rằng P(A|B) = 2P(B|A) và P(AB) ≠ 0. Tính tỉ số \(\frac{{P\left( A \right)}}{{P\left( B \right)}}\).
Cho hai biến cố ngẫu nhiên A và B. Biết rằng P(A|B) = 2P(B|A) và P(AB) ≠ 0. Tính tỉ số \(\frac{{P\left( A \right)}}{{P\left( B \right)}}\).
Lời giải
Có P(A|B) = 2P(B|A) nên \(\frac{{P\left( {A|B} \right)}}{{P\left( {B|A} \right)}} = 2\) (1).
Mà \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}}\); \(P\left( {B|A} \right) = \frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( A \right)}}\) (2).
Từ (1) và (2), suy ta \(\frac{{P\left( A \right)}}{{P\left( B \right)}} = 2\).
Câu 13
Phòng công nghệ của một công ty có 4 kĩ sư và 6 kĩ thuật viên. Chọn ra ngẫu nhiên đồng thời 3 người từ phòng. Tính xác suất để cả 3 người được chọn đều là kĩ sư biết rằng trong 3 người được chọn có ít nhất 2 kĩ sư.
Phòng công nghệ của một công ty có 4 kĩ sư và 6 kĩ thuật viên. Chọn ra ngẫu nhiên đồng thời 3 người từ phòng. Tính xác suất để cả 3 người được chọn đều là kĩ sư biết rằng trong 3 người được chọn có ít nhất 2 kĩ sư.
Lời giải
Gọi A là biến cố “Cả 3 người được chọn đều là kĩ sư” và B là biến cố “3 người được chọn có ít nhất 2 kĩ sư”.
Cần tính P(A|B) \( = \frac{{P\left( {AB} \right)}}{{P\left( B \right)}}\).
Số cách chọn 3 người từ phòng 10 người là \(C_{10}^3 = 120\) cách.
Số cách chọn 3 người trong có có ít nhất hai kĩ sư là \(C_4^2.C_6^1 + C_4^3 = 40\) cách.
Suy ra \(P\left( B \right) = \frac{{40}}{{120}} = \frac{1}{3}\).
Số cách chọn 3 người đều là kĩ sư là \(C_4^3 = 4\) cách.
Do đó \(P\left( {AB} \right) = \frac{4}{{120}} = \frac{1}{{30}}\).
Vậy \(P\left( {A|B} \right) = \frac{1}{{30}}:\frac{1}{3} = \frac{1}{{10}}\).
Câu 14
Có hai cái hộp giống nhau, hộp thứ nhất chứa 5 quả bóng bàn màu trắng và 3 quả bóng bàn màu vàng, hộp thứ hai chứa 4 quả bóng bàn màu trắng và 6 quả bóng bàn màu vàng. Các quả bóng có cùng kích thước và khối lượng. Minh lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp thứ nhất. Nếu quả bóng đó là bóng vàng thì Minh lấy ra ngẫu nhiên đồng thời 2 quả bóng từ hộp thứ hai; nếu quả bóng đó màu trắng thì Minh lấy ra ngẫu nhiên đồng thời 3 quả bóng từ hộp thứ hai.
a) Sử dụng sơ đồ hình cây, tính xác suất để có đúng 1 quả bóng màu vàng trong các quả bóng lấy ra từ hộp thứ hai.
b) Biết rằng các quả bóng lấy ra từ hộp thứ hai đều có màu trắng. Tính xác suất để quả bóng lấy ra từ hộp thứ nhất có màu vàng.
Có hai cái hộp giống nhau, hộp thứ nhất chứa 5 quả bóng bàn màu trắng và 3 quả bóng bàn màu vàng, hộp thứ hai chứa 4 quả bóng bàn màu trắng và 6 quả bóng bàn màu vàng. Các quả bóng có cùng kích thước và khối lượng. Minh lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp thứ nhất. Nếu quả bóng đó là bóng vàng thì Minh lấy ra ngẫu nhiên đồng thời 2 quả bóng từ hộp thứ hai; nếu quả bóng đó màu trắng thì Minh lấy ra ngẫu nhiên đồng thời 3 quả bóng từ hộp thứ hai.
a) Sử dụng sơ đồ hình cây, tính xác suất để có đúng 1 quả bóng màu vàng trong các quả bóng lấy ra từ hộp thứ hai.
b) Biết rằng các quả bóng lấy ra từ hộp thứ hai đều có màu trắng. Tính xác suất để quả bóng lấy ra từ hộp thứ nhất có màu vàng.
Lời giải
Gọi A là biến cố “Lấy được quả bóng vàng ở hộp thứ nhất ”; B là biến cố “Lấy được đúng 1 quả bóng màu vàng ở hộp thứ hai” và C là biến cố “Các quả bóng lấy ra từ hộp thứ hai đều có màu trắng”.
Ta có \(P\left( A \right) = \frac{3}{8};P\left( {\overline A } \right) = \frac{5}{8}\); \(P\left( {B|A} \right) = \frac{{C_6^1.C_4^1}}{{C_{10}^2}} = \frac{8}{{15}}\); \(P\left( {B|\overline A } \right) = \frac{{C_6^1C_4^2}}{{C_{10}^3}} = \frac{3}{{10}}\).
a) Ta có sơ đồ cây

Dựa vào sơ đồ cây, ta có \(P\left( B \right) = \frac{1}{5} + \frac{3}{{16}} = \frac{{31}}{{80}}\).
b) Ta cần tính P(A|C).
Ta có \(P\left( {A|C} \right) = \frac{{P\left( A \right).P\left( {C|A} \right)}}{{P\left( C \right)}}\)
Ta có \(P\left( {C|A} \right) = \frac{{C_4^2}}{{C_{10}^2}} = \frac{2}{{15}}\); \(P\left( {C|\overline A } \right) = \frac{{C_4^3}}{{C_{10}^3}} = \frac{1}{{30}}\)
Mà \(P\left( C \right) = P\left( A \right).P\left( {C|A} \right) + P\left( {\overline A } \right).P\left( {C|\overline A } \right)\)\( = \frac{3}{8}.\frac{2}{{15}} + \frac{5}{8}.\frac{1}{{30}} = \frac{{17}}{{240}}\).
Vậy \(P\left( {A|C} \right) = \frac{3}{8}.\frac{2}{{15}}:\frac{{17}}{{240}} = \frac{{12}}{{17}}\).
Câu 15
Hộp thứ nhất có 1 viên bi xanh và 5 viên bi đỏ. Hộp thứ hai có 3 viên bi xanh và 5 viên bi đỏ. Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. Lấy ra ngẫu nhiên đồng thời hai viên bi từ hộp thứ nhất chuyển sang hộp thứ hai. Sau đó lại lấy ra ngẫu nhiên đồng thời 2 viên bi từ hộp thứ hai.
a) Tính xác suất để hai viên bi lấy ra từ hộp thứ hai là bi đỏ.
b) Biết rằng 2 viên bi lấy ra từ hộp thứ hai là bi đỏ. Tính xác suất để 2 viên bi lấy ra từ hộp thứ nhất cũng là bi đỏ.
Hộp thứ nhất có 1 viên bi xanh và 5 viên bi đỏ. Hộp thứ hai có 3 viên bi xanh và 5 viên bi đỏ. Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. Lấy ra ngẫu nhiên đồng thời hai viên bi từ hộp thứ nhất chuyển sang hộp thứ hai. Sau đó lại lấy ra ngẫu nhiên đồng thời 2 viên bi từ hộp thứ hai.
a) Tính xác suất để hai viên bi lấy ra từ hộp thứ hai là bi đỏ.
b) Biết rằng 2 viên bi lấy ra từ hộp thứ hai là bi đỏ. Tính xác suất để 2 viên bi lấy ra từ hộp thứ nhất cũng là bi đỏ.
Lời giải
Gọi A là biến cố “Lấy được hai viên bi đỏ từ hộp thứ nhất” và B là biến cố “Lấy được hai viên bi đỏ từ hộp thứ 2”.
Ta có \(P\left( A \right) = \frac{{C_5^2}}{{C_6^2}} = \frac{2}{3}\), \(P\left( {B|A} \right) = \frac{{C_7^2}}{{C_{10}^2}} = \frac{7}{{15}}\).
Suy ra \(P\left( {\overline A } \right) = 1 - P\left( A \right) = \frac{1}{3}\); \(P\left( {B|\overline A } \right) = \frac{{C_6^2}}{{C_{10}^2}} = \frac{1}{3}\).
a) Ta cần tính P(B).
Ta có \(P\left( B \right) = P\left( A \right).P\left( {B|A} \right) + P\left( {\overline A } \right).P\left( {B|\overline A } \right)\)\( = \frac{2}{3}.\frac{7}{{15}} + \frac{1}{3}.\frac{1}{3} = \frac{{19}}{{45}}\).
b) Cần tính P(A|B).
Có \(P\left( {A|B} \right) = \frac{{P\left( A \right).P\left( {B|A} \right)}}{{P\left( B \right)}}\)\( = \frac{2}{3}.\frac{7}{{15}}:\frac{{19}}{{45}} = \frac{{14}}{{19}}\).
Câu 16
Một doanh nghiệp có 45% nhân viên là nữ. Tỉ lệ nhân viên nữ và tỉ lệ nhân viên nam mua bảo hiểm nhân thọ lần lượt là 7% và 5%. Chọn ngẫu nhiên một nhân viên của doanh nghiệp.
a) Tính xác suất nhân viên được chọn có mua bảo hiểm nhân thọ.
b) Biết rằng nhân viên được chọn có mua bảo hiểm nhân thọ. Tính xác suất nhân viên đó là nam.
Một doanh nghiệp có 45% nhân viên là nữ. Tỉ lệ nhân viên nữ và tỉ lệ nhân viên nam mua bảo hiểm nhân thọ lần lượt là 7% và 5%. Chọn ngẫu nhiên một nhân viên của doanh nghiệp.
a) Tính xác suất nhân viên được chọn có mua bảo hiểm nhân thọ.
b) Biết rằng nhân viên được chọn có mua bảo hiểm nhân thọ. Tính xác suất nhân viên đó là nam.
Lời giải
Gọi A là biến cố “Nhân viên được chọn là nữ” và B là biến cố “Nhân viên được chọn có mua bảo hiểm nhân thọ”.
Theo đề ta có P(A) = 0,45; P(B|A) = 0,07; \(P\left( {B|\overline A } \right) = 0,05\). Suy ra \(P\left( {\overline A } \right) = 0,55\)
a) Ta cần tính P(B).
Ta có \(P\left( B \right) = P\left( A \right).P\left( {B|A} \right) + P\left( {\overline A } \right).P\left( {B|\overline A } \right)\) = 0,45.0,07 + 0,55.0,05 = 0,059.
b) Ta cần tính \(P\left( {\overline A |B} \right)\).
Ta có \(P\left( {\overline A |B} \right) = \frac{{P\left( {\overline A } \right).P\left( {B|\overline A } \right)}}{{P\left( B \right)}} = \frac{{0,55.0,05}}{{0,059}} = \frac{{55}}{{118}}\).
135 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%