Giải SBT Toán 12 Chân trời sáng tạo Bài 1. Phương trình mặt phẳng có đáp án
39 người thi tuần này 4.6 144 lượt thi 7 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
5920 câu Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 1)
135 câu Bài tập Hình học mặt nón, mặt trụ, mặt cầu cực hay có lời giải (P1)
80 câu Trắc nghiệm Tích phân có đáp án (Phần 1)
80 câu Bài tập Hình học Khối đa diện có lời giải chi tiết (P1)
148 câu Bài tập Hình học mặt nón, mặt trụ, mặt cầu từ đề thi Đại học có lời giải (P1)
79 câu Chuyên đề Toán 12 Bài 2 Dạng 1: Xác định vectơ pháp tuyến và viết phương trình mặt phẳng có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Số phức có đáp án (Vận dụng)
20 câu Trắc nghiệm Phương trình đường thẳng trong không gian có đáp án (Nhận biết)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Cho mặt phẳng (Q) nhận \[\overrightarrow a = \left( {4;0;1} \right)\], \[\overrightarrow b = \left( {2;1;1} \right)\] làm cặp vectơ chỉ phương. Tìm một vectơ pháp tuyến của (Q).
Cho mặt phẳng (Q) nhận \[\overrightarrow a = \left( {4;0;1} \right)\], \[\overrightarrow b = \left( {2;1;1} \right)\] làm cặp vectơ chỉ phương. Tìm một vectơ pháp tuyến của (Q).
Lời giải
Tích có hướng của hai vectơ \[\overrightarrow a ,\overrightarrow b \] là:
\[\left[ {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right] = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}0&1\\1&1\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1&4\\1&2\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}4&0\\2&1\end{array}} \right|} \right) = \left( { - 1; - 2;4} \right)\].
Do đó, (Q) có một vectơ pháp tuyến là \[\overrightarrow n = \left( { - 1; - 2;4} \right)\].
Câu 2
Lập phương trình mặt phẳng (P) trong mỗi trường hợp sau:
a) (P) đi qua điểm M(1; 2; 3) và có vectơ pháp tuyến \[\overrightarrow n = \left( {3;1; - 2} \right)\];
b) (P) đi qua điểm N(−2; 3; 0) và có cặp vectơ chỉ phương \[\overrightarrow u = \left( {1;1;1} \right)\], \[\overrightarrow v = \left( {3;0;4} \right)\].
c) (P) đi qua ba điểm A(1; 2; 2), B(5; 3; 2), C(2; 4; 2);
d) (P) cắt ba trục tọa độ lần lượt tại các điểm M(3; 0; 0), N(0; 1; 0), P(0; 0; 2).
Lập phương trình mặt phẳng (P) trong mỗi trường hợp sau:
a) (P) đi qua điểm M(1; 2; 3) và có vectơ pháp tuyến \[\overrightarrow n = \left( {3;1; - 2} \right)\];
b) (P) đi qua điểm N(−2; 3; 0) và có cặp vectơ chỉ phương \[\overrightarrow u = \left( {1;1;1} \right)\], \[\overrightarrow v = \left( {3;0;4} \right)\].
c) (P) đi qua ba điểm A(1; 2; 2), B(5; 3; 2), C(2; 4; 2);
d) (P) cắt ba trục tọa độ lần lượt tại các điểm M(3; 0; 0), N(0; 1; 0), P(0; 0; 2).
Lời giải
a) Phương trình mặt phẳng (P) đó là: 3(x – 1) + 1(y – 2) + (−2)(z – 3) = 0 hay
3x + y – 2z + 1 = 0.
b) Ta có: \[\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow v } \right] = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1&1\\0&4\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1&1\\4&3\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1&1\\3&0\end{array}} \right|} \right)\] = (4; −1; −3).
Do đó vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) là \[\overrightarrow n = \left( {4; - 1; - 3} \right)\].
Phương trình mặt phẳng (P) là:
4(x + 2) – 1(y – 3) – 3(z – 0) = 0 hay 4x – y – 3z + 11 = 0.
c) Ta có: \[\overrightarrow {AB} = \left( {4;1;0} \right)\], \[\overrightarrow {AC} = \left( {1;2;0} \right)\].
\[\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}1&0\\2&0\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}0&4\\0&1\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}4&1\\1&2\end{array}} \right|} \right)\] = (0; 0; 7) = 7(0; 0; 1).
Do đó, \[\overrightarrow n = \left( {0;0;1} \right)\] là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P).
Phương trình mặt phẳng (P) là: z – 2 = 0.
d) (P) cắt ba trục tọa độ lần lượt tại các điểm M(3; 0; 0), N(0; 1; 0), P(0; 0; 2) nên phương trình mặt phẳng (P) là: \[\frac{x}{3} + \frac{y}{1} + \frac{z}{2} = 1\] hay 2x + 6y + 3z – 6 = 0.
Câu 3
Tìm các cặp mặt phẳng song song hoặc vuông góc trong các mặt phẳng sau: (P): x + y – z + 3 = 0, (Q): 2x + 2y – 2z + 99 = 0,
(R): 3x + 3y + 6z + 7 = 0.
Tìm các cặp mặt phẳng song song hoặc vuông góc trong các mặt phẳng sau: (P): x + y – z + 3 = 0, (Q): 2x + 2y – 2z + 99 = 0,
(R): 3x + 3y + 6z + 7 = 0.
Lời giải
Các mặt phẳng (P), (Q), (R) có các vectơ pháp tuyến lần lượt là
\[\overrightarrow {{n_1}} = \left( {1;1; - 1} \right),\overrightarrow {{n_2}} = \left( {2;2; - 2} \right),\overrightarrow {{n_3}} = \left( {3;3;6} \right)\].
Ta có: \[\overrightarrow {{n_2}} = \left( {2;2; - 2} \right) = 2\left( {1;1; - 1} \right) = 2\overrightarrow {{n_1}} \] và 99 ≠ 2.3 nên (P) ∥ (Q).
\[\overrightarrow {{n_1}} .\overrightarrow {{n_3}} = 1.3 + 1.3 + \left( { - 1} \right).6 = 0\] nên (P) ⊥ (R).
Vậy (P) ∥ (Q), (P) ⊥ (R), (Q) ⊥ (R).
Câu 4
Tính khoảng cách từ điểm A(1; 2; 3) đến các mặt phẳng sau:
a) (P): 3x + 4z + 10 = 0;
b) (Q): 2x – 10 = 0;
c) (R): 2x + 2y + z – 3 = 0.
Tính khoảng cách từ điểm A(1; 2; 3) đến các mặt phẳng sau:
a) (P): 3x + 4z + 10 = 0;
b) (Q): 2x – 10 = 0;
c) (R): 2x + 2y + z – 3 = 0.
Lời giải
a) d(A, (P)) = \[\frac{{\left| {3.1 + 2.0 + 4.3 + 10} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {0^2} + {4^2}} }}\] = 5.
b) d(A, (Q)) = \[\frac{{\left| {2.1 + 2.0 + 3.0 - 10} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {0^2} + {0^2}} }}\] = 4.
c) d(A, (R)) = \[\frac{{\left| {2.1 + 2.2 + 3.1 - 3} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {2^2} + {1^2}} }}\] = 2.
Câu 5
Cho hai mặt phẳng (P): 2x + y + 2z + 12 = 0, (Q): 4x + 2y + 4z – 6 = 0.
a) Chứng minh (P) ∥ (Q).
b) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng (P) và (Q).
Cho hai mặt phẳng (P): 2x + y + 2z + 12 = 0, (Q): 4x + 2y + 4z – 6 = 0.
a) Chứng minh (P) ∥ (Q).
b) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng (P) và (Q).
Lời giải
a) Xét hai mặt phẳng (P): 2x + y + 2z + 12 = 0, (Q): 4x + 2y + 4z – 6 = 0, ta có:
\[\frac{2}{4} = \frac{1}{2} = \frac{2}{4} \ne \frac{{12}}{{ - 6}}\] nên (P) ∥ (Q).
b) Trên mặt phẳng (Q) lấy M(0; 1; 1) ∈ (Q).
Ta có: P((P), (Q)) = d(M, (P)) = \[\frac{{\left| {2.0 + 1.1 + 2.1 + 12} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {1^2} + {2^2}} }} = \frac{{15}}{3}\]= 5.
Câu 6
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có DA = 2, DC = 3, DD' = 2. Tính khoảng cách từ đỉnh B' đến mặt phẳng (BA'C').
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có DA = 2, DC = 3, DD' = 2. Tính khoảng cách từ đỉnh B' đến mặt phẳng (BA'C').
Lời giải

Chọn hệ tọa độ Oxyz sao cho gốc tọa độ O trùng với điểm D.
Khi đó, tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD.A'B'C'D' lần lượt là D(0; 0; 0),
A(2; 0; 0), C(0; 3; 0), B(2; 3; 0), D'(0; 0; 2), A'(2; 0; 2), B'(2; 3; 2), C'(0; 3; 2).
Mặt phẳng (BA'C') có cặp vectơ chỉ phương là \[\overrightarrow {BA'} = \left( {0; - 3;2} \right)\], \[\overrightarrow {BC'} = \left( { - 2;0;2} \right)\].
Ta có: \[\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {BA'} ,\overrightarrow {BC'} } \right] = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 3}&2\\0&2\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}2&0\\2&{ - 2}\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}0&{ - 3}\\{ - 2}&0\end{array}} \right|} \right)\] = (−6; −4; −6) = −2(3; 2; 3).
Do đó, \[\overrightarrow n \] = (3; 2; 3). Phương trình mặt phẳng (BA'C') là:
3(x – 2) + 2(y – 3) + 3z = 0 hay 3x + 2y + 3z – 12 = 0.
Khoảng cách từ đỉnh B' đến mặt phẳng (BA'C') là:
d(B', (BA'C')) = \[\frac{{\left| {3.2 + 2.3 + 3.2 - 12} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {2^2} + {3^2}} }} = \frac{{3\sqrt {22} }}{{11}}\].
Câu 7
Một kĩ sư xây dựng thiết kế khung một ngôi nhà trong không gian Oxyz như Hình 9 nhờ một phần mềm đồ họa máy tính.
a) Viết phương trình mặt phẳng mái nhà (DEMN).
b) Tính khoảng cách từ điểm B đến mái nhà (DEMN).
Một kĩ sư xây dựng thiết kế khung một ngôi nhà trong không gian Oxyz như Hình 9 nhờ một phần mềm đồ họa máy tính.

a) Viết phương trình mặt phẳng mái nhà (DEMN).
b) Tính khoảng cách từ điểm B đến mái nhà (DEMN).
Lời giải
a) Ta có: \[\overrightarrow {DE} = \left( {6;0;0} \right),\overrightarrow {DN} = \left( {0;2;2} \right)\].
Ta có: \[\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {DE} ,\overrightarrow {DN} } \right] = \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}0&0\\2&2\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}0&6\\2&0\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}6&0\\0&2\end{array}} \right|} \right)\] = (0; −12; 12) = −12(0; 1; −1).
Vậy \[\overrightarrow n = \left( {0;1; - 1} \right)\] là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (DEMN).
Phương trình của mặt phẳng (DEMN) là 1(y – 0) – 1(z – 4) = 0 hay y – z + 4 = 0.
b) Ta có B(6; 4; 0) nên d(B,(DEMN)) = \[\frac{{\left| {4 + 4} \right|}}{{\sqrt {{0^2} + {1^2} + {{\left( { - 1} \right)}^2}} }} = \frac{8}{{\sqrt 2 }} = 4\sqrt 2 \].
29 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%