Giải SGK Toán 12 CTST Bài 1. Nguyên hàm có đáp án

52 người thi tuần này 4.6 521 lượt thi 24 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Khi được thả từ độ cao 20 m, một vật rơi với gia tốc không đổi a = 10 m/s2. Sau khi rơi được t giây thì vật có tốc độ bao nhiêu và đi được quãng đường bao nhiêu?

Lời giải

Sau khi học xong bài này, ta sẽ giải quyết bài toán này như sau:

Kí hiệu v(t) là tốc độ của vật, s(t) là quãng đường vật đi được cho đến thời điểm t giây kể từ khi vật bắt đầu rơi.

Vì a(t) = v'(t) với mọi t ≥ 0 nên \(v\left( t \right) = \int {a\left( t \right)dt = \int {10dt = 10t + C} } \).

Vì v(0) = 0 nên C = 0. Vậy v(t) = 10t (m/s).

Vì v(t) = s'(t) với mọi t ≥ 0 nên \(s\left( t \right) = \int {v\left( t \right)} dt = \int {10tdt} = 5{t^2} + C\).

Ta có s(0) = 0 nên C = 0. Vậy s(t) = 5t2 (m).

Vật rơi từ độ cao 20 m nên s(t) ≤ 20, suy ra 0 ≤ t ≤ 2.

Vậy sau khi vật rơi được t giây (0 ≤ t ≤ 2) thì vật có tốc độ v(t) = 10t m/s và đi được quãng đường s(t) = 5t2 mét.

Câu 2

Cho hàm số f(x) = 2x xác định trên ℝ. Tìm một hàm số F(x) sao cho F'(x) = f(x).

Lời giải

Ta có F(x) = x2 vì (x2)' = 2x.

Câu 3

Cho hàm số f(x) = 3x2 xác định trên ℝ.

a) Chứng minh rằng F(x) = x3 là một nguyên hàm của f(x) trên ℝ.

b) Với C là hằng số tùy ý, hàm số H(x) = F(x) + C có là nguyên hàm của f(x) trên ℝ không?

c) Giả sử G(x) là một nguyên hàm của f(x) trên ℝ. Tìm đạo hàm của hàm số G(x) – F(x). Từ đó, có nhận xét gì về hàm số G(x) – F(x)?

Lời giải

a) Ta có F'(x) = (x3)' = 3x2 = f(x).

Do đó F(x) = x3 là một nguyên hàm của f(x) trên ℝ.

b) Có H(x) = F(x) + C = x3 + C.

Có H'(x) = (x3 + C)' = 3x2 = f(x).

Do đó hàm số H(x) = F(x) + C cũng là nguyên hàm của f(x) trên ℝ.

c) Có (G(x) – F(x))' = G'(x) – F'(x) = f(x) – f(x) = 0.

Vì (G(x) – F(x))' = 0 nên G(x) – F(x) là một hằng số.

Hay G(x) = F(x) + C, C là hằng số bất kì.

Câu 4

Chứng minh rằng F(x) = e2x + 1 là một nguyên hàm của hàm số f(x) = 2e2x + 1 trên ℝ.

Lời giải

Có F'(x) = (e2x + 1)' = e2x + 1.(2x + 1)' = 2e2x + 1 = f(x).

Vậy F(x) = e2x + 1 là một nguyên hàm của hàm số f(x) = 2e2x + 1 trên ℝ.

Câu 5

a) Giải thích tại sao 0dx=C 1dx=x+C.

Lời giải

a) Vì (C)' = 0 nên \(\int {0dx = C} \).

Vì (x + C)' = 1 nên \(\int {1dx = x + C} \).

Câu 6

b) Tìm đạo hàm của hàm số Fx=xα+1α+1α1. Từ đó, tìm xαdx.

Lời giải

b) Có \(F'\left( x \right) = {\left( {\frac{{{x^{\alpha + 1}}}}{{\alpha + 1}}} \right)^\prime }\)\( = \frac{{\left( {\alpha + 1} \right){x^\alpha }}}{{\alpha + 1}} = {x^\alpha }\).

Do đó \(\int {{x^\alpha }} dx = \frac{{{x^{\alpha + 1}}}}{{\alpha + 1}} + C,\left( {\alpha \ne - 1} \right)\).

Câu 7

Tìm:

a) x4dx;     b) 1x3dx;                                  c) xdxx>0

Lời giải

a) \(\int {{x^4}dx} = \frac{{{x^5}}}{5} + C\).

b) \(\int {\frac{1}{{{x^3}}}dx} \)\( = \int {{x^{ - 3}}dx = - \frac{1}{2}} {x^{ - 2}} + C = \frac{{ - 1}}{{2{x^2}}} + C\).

c) \(\int {\sqrt x dx} \)\( = \int {{x^{\frac{1}{2}}}dx} \)\( = \frac{2}{3}{x^{\frac{3}{2}}} + C = \frac{2}{3}x\sqrt x + C\).

Câu 8

Cho hàm số F(x) = ln|x| với x ≠ 0.

a) Tìm đạo hàm của F(x).

b) Từ đó, tìm \(\int {\frac{1}{x}} dx\).

Lời giải

a) Với x > 0 thì F(x) = lnx Þ F'(x) = \(\frac{1}{x}\).

Với x < 0 thì F(x) = ln(−x) \( \Rightarrow F'\left( x \right) = \frac{{{{\left( { - x} \right)}^\prime }}}{{ - x}} = \frac{1}{x}\).

Vậy \(F'\left( x \right) = \frac{1}{x},x \ne 0\).

b) Có \(\int {\frac{1}{x}} dx = \ln \left| x \right| + C\).

Câu 9

a) Tìm đạo hàm của các hàm số y = sinx, y = −cosx, y = tanx, y = −cotx.

b) Từ đó, tìm \(\int {\cos xdx,\int {\sin xdx,\int {\frac{1}{{{{\cos }^2}x}}dx} } } \)\(\int {\frac{1}{{{{\sin }^2}x}}dx} \).

Lời giải

a) Ta có (sinx)' = cosx, (−cosx)' = sinx, \({\left( {\tan x} \right)^\prime } = \frac{1}{{{{\cos }^2}x}}\), \({\left( { - \cot x} \right)^\prime } = \frac{1}{{{{\sin }^2}x}}\).

b) \(\int {\cos xdx = \sin x + C,\int {\sin xdx = - \cos x + C,} } \)

\(\int {\frac{1}{{{{\cos }^2}x}}dx = \tan x + C} \), \(\int {\frac{1}{{{{\sin }^2}x}}dx} = - \cot x + C\).

Câu 10

Tìm nguyên hàm F(x) của hàm số f(x) = cosx thỏa mãn F0+Fπ2=0.

Lời giải

\(F\left( x \right) = \int {\cos xdx = \sin x + C} \).

\(F\left( 0 \right) + F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 0\) nên \(\sin 0 + C + \sin \frac{\pi }{4} + C = 0 \Leftrightarrow 2C = - \frac{{\sqrt 2 }}{2} \Leftrightarrow C = - \frac{{\sqrt 2 }}{4}\).

Vậy \(F\left( x \right) = \sin x - \frac{{\sqrt 2 }}{4}\).

Câu 11

a) Tìm đạo hàm của các hàm số y = ex, y=axlna với a > 0, a ≠ 1.

b) Từ đó, tìm \(\int {{e^x}dx} \)\(\int {{a^x}} dx\) (a > 0, a ≠ 1).

Lời giải

a) Có (ex)' = ex, \({\left( {\frac{{{a^x}}}{{\ln a}}} \right)^\prime } = \frac{{{a^x}.\ln a}}{{\ln a}} = {a^x}\), a > 0, a ≠ 1.

b) \(\int {{e^x}dx} = {e^x} + C\).

\(\int {{a^x}} dx = \frac{{{a^x}}}{{\ln a}} + C\), (a > 0, a ≠ 1).

Câu 12

Tìm:

a) 3xdx;                                                       b) e2xdx.

Lời giải

a) Ta có \(\int {{3^x}dx} = \frac{{{3^x}}}{{\ln 3}} + C\).

b) Ta có \(\int {{e^{2x}}dx} = \frac{1}{2}{e^{2x}} + C\).

Câu 13

Ta có x33'=x2 và (x3)' = 3x2.

a) Tìm \(\int {{x^2}dx} \)\(3\int {{x^2}dx} \).

b) Tìm \(\int {3{x^2}dx} \).

c) Từ các kết quả trên, giải thích tại sao \(\int {3{x^2}dx} = 3\int {{x^2}dx} \).

Lời giải

a) \(\int {{x^2}dx} = \frac{{{x^3}}}{3} + C'\); \(3\int {{x^2}dx} = 3\left( {\frac{{{x^3}}}{3} + C'} \right) = {x^3} + 3C' = {x^3} + C\).

b) \(\int {3{x^2}dx} = {x^3} + C\).

c) \(\int {3{x^2}dx} = 3\int {{x^2}dx} = {x^3} + C\).

Câu 14

Tìm:

a) cosx4dx;                                           b) 22x+1dx.

Lời giải

a) \(\int {\left( { - \frac{{\cos x}}{4}} \right)dx} \)\( = - \frac{1}{4}\int {\cos xdx} \)\( = - \frac{1}{4}\sin x + C\).

b) \(\int {{2^{2x + 1}}dx} \)\( = \int {{4^x}.2dx} \)\( = 2\int {{4^x}dx} \)\( = 2.\frac{{{4^x}}}{{\ln 4}} + C\).

Câu 15

Ta có x33'=x2, (x2)' = 2x và x33+x2'=x2+2x.

a) Tìm \(\int {{x^2}dx} ,\int {2xdx} \)\(\int {{x^2}dx} + \int {2xdx} \).

b) Tìm \(\int {\left( {{x^2} + 2x} \right)dx} \).

c) Từ các kết quả trên, giải thích tại sao \(\int {\left( {{x^2} + 2x} \right)dx} = \int {{x^2}dx} + \int {2xdx} \).

Lời giải

a) \(\int {{x^2}dx} = \frac{{{x^3}}}{3} + {C_1},\int {2xdx} = {x^2} + {C_2}\).

\(\int {{x^2}dx} + \int {2xdx} = \frac{{{x^3}}}{3} + {C_1} + {x^2} + {C_2} = \frac{{{x^3}}}{3} + {x^2} + C\).

b) \(\int {\left( {{x^2} + 2x} \right)dx} = \frac{{{x^3}}}{3} + {x^2} + C\).

c) \(\int {\left( {{x^2} + 2x} \right)dx} = \int {{x^2}dx} + \int {2xdx} = \frac{{{x^3}}}{3} + {x^2} + C\).

Câu 16

Tìm:

a) 3x3+2x35dxx>0;                          b) 3cos2x1sin2xdx.

Lời giải

a) \[\int {\left( {3{x^3} + \frac{2}{{\sqrt[5]{{{x^3}}}}}} \right)dx} = \int {3{x^3}dx} + \int {\frac{2}{{\sqrt[5]{{{x^3}}}}}dx} \]\[ = 3\int {{x^3}dx} + 2\int {{x^{\frac{{ - 3}}{5}}}dx} \]\[ = \frac{{3{x^4}}}{4} + 5{x^{\frac{2}{5}}} + C\].

b) \(\int {\left( {\frac{3}{{{{\cos }^2}x}} - \frac{1}{{{{\sin }^2}x}}} \right)dx} \)\( = 3\int {\frac{1}{{{{\cos }^2}x}}dx} - \int {\frac{1}{{{{\sin }^2}x}}dx} \)\( = 3\tan x + \cot x + C\).

Câu 17

Một ô tô đang chạy với tốc độ 19 m/s thì hãm phanh và chuyển động chậm dần với tốc độ v(t) = 19 – 2t (m/s). Kể từ khi hãm phanh, quãng đường ô tô đi được sau 1 giây, 2 giây, 3 giây là bao nhiêu?

Lời giải

Kí hiệu s(t) là quãng đường ô tô đi được.

Ta có st=vtdt=192tdt=19tt2+C.

Vì s(0) = 0 Þ C = 0.

Do đó s(t) = 19t – t2.

Quãng đường ô tô đi được sau 1 giây là: s(1) = 19.1 – 12 = 18 m.

Quãng đường ô tô đi được sau 2 giây là: s(2) = 19.2 – 22 = 34 m.

Quãng đường ô tô đi được sau 3 giây là: s(3) = 19.3 – 32 = 48 m.

Câu 18

Tính đạo hàm của hàm số F(x) = xex, suy ra nguyên hàm của hàm số f(x) = (x + 1)ex.

Lời giải

Có F'(x) = (xex)' = ex + xex = (1 + x)ex.

Do đó fxdx=x+1exdx=xex+C.

Câu 19

Tìm:

a) x5dx;                    b) 1x23dxx>0;              c) 7xdx;              d) 3x5xdx.

Lời giải

a) \(\int {{x^5}dx} = \frac{{{x^6}}}{6} + C\).

b) \(\int {\frac{1}{{\sqrt[3]{{{x^2}}}}}} dx = \int {{x^{\frac{{ - 2}}{3}}}} dx = 3{x^{\frac{1}{3}}} + C = 3\sqrt[3]{x} + C\).

c) \(\int {{7^x}dx} = \frac{{{7^x}}}{{\ln 7}} + C\).

d) \(\int {\frac{{{3^x}}}{{{5^x}}}} dx = \int {{{\left( {\frac{3}{5}} \right)}^x}} dx = \frac{{{{\left( {\frac{3}{5}} \right)}^x}}}{{\ln \frac{3}{5}}}\).

Câu 20

Tìm nguyên hàm F(x) của hàm số fx=1sin2x thỏa mãn Fπ2=1.

Lời giải

\(F\left( x \right) = \int {\frac{1}{{{{\sin }^2}x}}dx = - \cot x + C} \).

\(F\left( {\frac{\pi }{2}} \right) = 1\) nên \( - \cot \frac{\pi }{2} + C = 1 \Leftrightarrow C = 1\).

Vậy \(F\left( x \right) = - \cot x + 1\).

Câu 21

Tìm:

a) 2x5+3dx;                                  b) 5cosx3sinxdx;

c) x22xdx;                                 d) ex22sin2xdx.

Lời giải

a) \(\int {\left( {2{x^5} + 3} \right)dx} \)\( = 2\int {{x^5}dx} + 3\int {dx} \)\( = \frac{{{x^6}}}{3} + 3x + C\).

b) \(\int {\left( {5\cos x - 3\sin x} \right)dx} \)\( = 5\int {\cos xdx} - 3\int {\sin xdx} \)\( = 5\sin x + 3\cos x + C\).

c) \(\int {\left( {\frac{{\sqrt x }}{2} - \frac{2}{x}} \right)} dx\)\( = \frac{1}{2}\int {{x^{\frac{1}{2}}}} dx - 2\int {\frac{1}{x}} dx\)\( = \frac{1}{3}{x^{\frac{3}{2}}} - 2\ln \left| x \right| + C\)\( = \frac{1}{3}x\sqrt x - 2\ln \left| x \right| + C\).

d) \(\int {\left( {{e^{x - 2}} - \frac{2}{{{{\sin }^2}x}}} \right)dx} \)\( = \frac{1}{{{e^2}}}\int {{e^x}dx} - 2\int {\frac{1}{{{{\sin }^2}x}}dx} \)\( = \frac{{{e^x}}}{{{e^2}}} + 2\cot x + C\)\( = {e^{x - 2}} + 2\cot x + C\).

Câu 22

Tìm:

a) x2x32dx;                               b) sin2x2dx;

c) tan2xdx;                                       d) 23x.3xdx.

Lời giải

a) \(\int {x{{\left( {2x - 3} \right)}^2}dx} \)\( = \int {x\left( {4{x^2} - 12x + 9} \right)dx} \)\( = \int {\left( {4{x^3} - 12{x^2} + 9x} \right)dx} \)

\( = {x^4} - 4{x^3} + \frac{9}{2}{x^2} + C\).

b) \(\int {{{\sin }^2}\frac{x}{2}dx} \)\( = \int {\frac{{1 - \cos x}}{2}dx} \)\( = \frac{1}{2}\int {dx} - \frac{1}{2}\int {\cos xdx} \)\( = \frac{1}{2}x - \frac{1}{2}\sin x + C\).

c) \(\int {{{\tan }^2}xdx} \)\( = \int {\left( {\frac{1}{{{{\cos }^2}x}} - 1} \right)dx} \)\( = \int {\frac{1}{{{{\cos }^2}x}}dx} - \int {dx} \)\( = \tan x - x + C\).

d) \(\int {{2^{3x}}{{.3}^x}dx} \)\( = \int {{8^x}{{.3}^x}dx} \)\( = \int {{{24}^x}dx} \)\( = \frac{{{{24}^x}}}{{\ln 24}} + C\).

Câu 23

Kí hiệu h(x) là chiều cao của một cây (tính theo mét) sau khi trồng x năm. Biết rằng sau năm đầu tiên cây cao 2 m. Trong 10 năm tiếp theo, cây phát triển với tốc độ h'x=1x (m/năm).

a) Xác định chiều cao của cây sau x năm (1 ≤ x ≤ 11).

b) Sau bao nhiêu năm cây cao 3 m?

Lời giải

a) Chiều cao của cây sau x năm là:

\(h\left( x \right) = \int {h'\left( x \right)dx = \int {\frac{1}{x}} } dx = \ln x + C\) (1 ≤ x ≤ 11).

Có h(1) = 2 nên  ln1 + C = 2 Þ C = 2.

Do đó \(h\left( x \right) = \ln x + 2,\;\left( {1 \le x \le 11} \right)\).

b) Cây cao 3 m tức là \(\ln x + 2 = 3\)\( \Leftrightarrow \ln x = 1\)\( \Leftrightarrow x = e \approx 2,72\).

Vậy sau khoảng 2,72 năm thì cây cao 3 m.

Câu 24

Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc v0 = 10 m/s thì tăng tốc với gia tốc không đổi a = 2 m/s2. Tính quãng đường xe đó đi được trong 3 giây kể từ khi bắt đầu tăng tốc.

Lời giải

Kí hiệu v(t) là tốc độ của xe, s(t) là quãng đường xe đi được cho đến thời điểm t giây kể từ khi xe tăng tốc.

Vì a(t) = v'(t) với mọi t ≥ 0 nên \(v\left( t \right) = \int {a\left( t \right)dt = \int {2dt = 2t + C} } \).

Mà v(0) = 10 nên C = 10.

Do đó v(t) = 2t + 10.

\(s\left( t \right) = \int {\left( {2t + 10} \right)dt} = {t^2} + 10t + C\).

Vì s(0) = 0 Þ C = 0.

Do đó s(t) = t2 + 10t.

Quãng đường xe đó đi được trong 3 giây kể từ khi bắt đầu tăng tốc là:

s(3) = 32 + 10.3 = 39 (m).

4.6

104 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%