Câu hỏi:
23/09/2024 94Gạch dưới các từ ngữ được dùng để liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây và cho biết đó là cách liên kết nào?
a. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng Mười làm nứt nẻ đất ruộng và giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà quê một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
(Theo Thạch Lam)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách ………………………………………………………
b. Đất nước thanh bình, xuồng ba lá lại trở về cuộc sống đời thường. Xuống ngược xuôi miền chợ nổi. Xuồng lướt nhanh trên cánh đồng rì rào sóng lúa. Xuống rộn ràng những đêm giăng câu, thả lưới. Và mỗi sớm mai, trên nhánh sông quê, những chiếc xuồng ba lá theo dòng nước toả đi, chở đầy ước mơ, khát vọng của tình đất, tình người phương Nam.
(Theo Nguyễn Chí Ngoan)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách ………………………………………………………
c. Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.
(Nguyễn Hoàng)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách ………………………………………………………Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng Mười làm nứt nẻ đất ruộng và giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà quê một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
(Theo Thạch Lam)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối.
b. Đất nước thanh bình, xuồng ba lá lại trở về cuộc sống đời thường. Xuồng ngược xuôi miền chợ nổi. Xuồng lướt nhanh trên cánh đồng rì rào sóng lúa. Xuồng rộn ràng những đêm giăng câu, thả lưới. Và mỗi sớm mai, trên nhánh sông quê, những chiếc xuồng ba lá theo dòng nước toả đi, chở đầy ước mơ, khát vọng của tình đất, tình người phương Nam.
(Theo Nguyễn Chí Ngoan)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách lặp từ.
c. Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.
(Nguyễn Hoàng)
Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết chương trình hoạt động: Quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng cao.
G: Trước khi viết chương trình hoạt động, em cần:
a. Xác định:
- Mục đích của hoạt động:
+ Giúp các bạn nhỏ vùng cao giảm bớt khó khăn, để các bạn vui đến trường.
+ Nâng cao tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
+ …
- Thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
b. Liệt kê các hoạt động cụ tể và phân công người phụ trách:
- Hoạt động 1: Tổ chức phát động phong trào.
- Hoạt động 2: Thực hiện việc quên góp.
- Hoạt động 3: Tổng kết phong trào và rút kinh nghiệm.
c. Dự kiến phương tiện, dụng cụ: sổ sách ghi chép, các vật liệu đóng gói sản phẩm quyên góp,…
Viết chương trình hoạt động theo yêu cầu:
Câu 2:
Tình cảm gắn bó của tác giả với dòng sông quê hương được thể hiện như thế nào?
Câu 3:
Đọc.
DÒNG TRÀ LÝ
Đã hát về sông đâu Mà sông ngân tiếng nhạc Đã vẽ về sông đâu Mà sông xanh bát ngát
Hương lúa đồng ngào ngạt Quyện trong dòng phù sa Mưa xuân và khói sóng Ấm trên bao mái nhà
Yêu dòng sông quê ta Vỗ về bao ý nghĩ: "Nếu đời là con tàu Em xin làm lính thuỷ". |
Tuổi thơ sẽ đi qua Không bao giờ trở lại Chỉ dòng sông hiền hòa Đi cùng ta mãi mãi
Sông uốn dài bờ bãi Sông xanh cho biển xanh Dòng Trà Lý bao quanh Quê chúng mình giàu đẹp
Nghe trong lời em hát Ngân vang muôn ý thơ Sông xanh như nét vẽ Đẹp trong bao ước mơ… (Bùi Thái Phúc) |
Trà Lý: một nhánh cửa sông Hồng, chảy qua tỉnh Thái Bình.
Câu 4:
Bài thơ giúp em cảm nhận điều gì về dòng sông Trà Lý? Chọn ý đúng nhất hoặc nêu ý kiến của em.
A. Dòng sông Trà Lý như một nét vẽ mềm mại, duyên dáng trong bức tranh phong cảnh quê hương.
B. Dòng sông Trà Lý góp phần giúp đời sống nhân dân thêm ấm no, hạnh phúc.
C. Dòng sông Trà Lý làm cho đời sống tâm hồn của con người thêm phong phú, khơi dậy bao ước mơ đẹp đẽ.
Ý kiến của em: ……………………………………………………………………………
Câu 5:
Chỉ ra hình ảnh nhân hóa của bài thơ. Hình ảnh đó nói lên điều gì?
Câu 6:
Vẻ đẹp của dòng sông được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan. Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?
- Vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận bằng thị giác: ……………………………………..
- Vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận bằng thính giác: …………………………………..
- Vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận bằng khứu giác: …………………………………..
- Vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận bằng xúc giác: ……………………………………
về câu hỏi!