Câu hỏi:
23/12/2024 18Một trường học có 20 phòng học, tính trung bình mỗi phòng học sử dụng điện trong 10 giờ mỗi ngày với một công suất điện tiêu thụ \(500{\rm{\;W}}\).
a) Tính năng lượng điện tiêu thụ của trường học trên 30 ngày.
b) Tính tiền điện của trường học trên phải trả trong 30 ngày với giá điện 2000 đ/kW.h.
c) Nếu tại các phòng học của trường học trên, các bạn học sinh đều có ý thức tiết kiệm điện bằng cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Thời gian dùng các thiết bị điện ở mỗi phòng học chỉ còn 8 giờ mỗi ngày. Em hãy tính tiền điện mà trường học trên đã tiết kiệm được trong một năm học (9 tháng, mỗi tháng 30 ngày).
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Công suất điện tiêu thụ trung bình của trường học: \({\rm{P}} = 500.20 = 10000\;W = 10\;kW.\;\)
Năng lượng điện tiêu thụ của trường học trong 30 ngày: \(A = {\rm{P}}\,t = 10.30.10 = 3000\;kW.h.\;\)
b) Tiền điện của trường học phải trả trong 30 ngày: Tổng tiền \( = 2000.3000 = 6000000\) đồng.
c) Tiền điện của trường học tiết kiệm được trong một năm học:
Tiền điện tiết kiệm\[\; = 2000.\left( {10.2.30.9} \right) = 10800000\] đồng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Mật độ electron tự do trong một đoạn dây nhôm hình trụ là \(1,8 \cdot {10^{29}}\) electron/m3. Cường độ dòng điện chạy qua dây nhôm hình trụ có đường kính 2 mm là 2A. Tính tốc độ dịch chuyển có hướng của electron trong dây nhôm đó.
Câu 3:
Trong thời gian 30 giây, có một điện lượng 60 C chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Tính cường độ dòng điện qua dây và số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 2 giây.
Câu 4:
Một đoạn dây dẫn bằng đồng có điện trở suất \(1,{69.10^{ - 8}}{\rm{\Omega m,}}\) dài 2,0 m và đường kính tiết diện là 1,0 mm. Cho dòng điện 1,5 A chạy qua đoạn dây.
a) Tính điện trở của đoạn dây.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây.
Câu 5:
Một nguồn 9,00 V cung cấp dòng điện 1,34 A cho bóng đèn pin trong 2 phút. Tính:
a) Số electron chuyển qua đèn.
b) Năng lượng mà nguồn cung cấp cho đèn.
c) Công suất của nguồn.
Câu 6:
Cho mạch điện như hình vẽ. Các giá trị điện trở \({R_1} = 6{\rm{\Omega }},{R_2} = 4{\rm{\Omega }}\), \({R_3} = 2{\rm{\Omega }},{R_4} = 3{\rm{\Omega }},{R_5} = 6{\rm{\Omega }}\).
a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở \({R_2}\) nếu cường độ dòng điện qua điện trở \({R_1}\) có giá trị 1 A.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở \({R_2}\) nếu cường độ dòng điện qua điện trở R5 có giá trị 1 A.
Câu 7:
Mắc hai đầu điện trở \(3{\rm{\Omega }}\) vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là \({\rm{E}} = 6,0\;V\) và \(r = 1{\rm{\Omega }}\).
a) Tính cường độ dòng điện trong mạch.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 6)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 5)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 4)
25 câu trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 7: Khí lý tưởng có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 7)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 3)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Vật lí (Đề số 2)
về câu hỏi!