Câu hỏi:

06/04/2025 262

Một số thuốc kháng sinh như Erythromycin và Zithromax tác động vào tiểu đơn vị lớn ribosome của vi khuẩn có ảnh hưởng đến người sử dụng không?

A. Không, vì tiểu đơn vị nhỏ mới là thành phần đóng vai trò quan trọng trong dịch mã tổng hợp chuỗi polypeptide.

B. Có, vì thuốc kháng sinh tác động đến tiểu đơn vị lớn của ribosome nên người sử dụng thuốc này bị ức chế quá trình tổng hợp một số protein.

C. Không, vì tiểu đơn vị lớn ribosome của vi khuẩn đủ khác biệt so với tiểu đơn vị lớn ribosome của sinh vật nhân thực nên không ảnh hưởng đến người sử dụng.

D. Có, vì thuốc kháng sinh làm rối loạn quá trình liên kết hai tiểu đơn vị ribosome của người với nhau nên quá trình phiên mã bị dừng lại.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ribosome của vi khuẩn (70S) chứa hai tiểu đơn vị: tiểu đơn vị lớn (50S) và tiểu đơn vị nhỏ (30S). Ribosome nhân chuẩn (80S) lớn hơn một chút, chứa một tiểu đơn vị lớn (60S) và một tiểu đơn vị nhỏ (40S). Như vậy, tiểu đơn vị lớn ribosome của vi khuẩn đủ khác biệt so với tiểu đơn vị lớn ribosome của sinh vật nhân thực. Do đó, nếu sử dụng một số thuốc kháng sinh như Erythromycin và Zithromax tác động vào tiểu đơn vị lớn ribosome của vi khuẩn thì sẽ không ảnh hưởng đến người sử dụng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Đáp án đúng là:

a) Tỉ lệ nucleotide (A+T)/(C+G), (A+G)/(T+C) của các loài sinh vật nói trên:

Tế bào

Vi khuẩn (Diplococcus pneumoniae)

1,59

1,01

Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis)

0,422

1

Nấm men

1,79

1

Nhím biển (Paracentrotus lividus)

1,80

1

Cá trích (tinh trùng)

1,23

0,99

Chuột (tủy xương)

1,33

1,00

Người (tuyến ức)

1,53

0,99

b) 

- Tỉ lệ (A+T)/(C+G) thể hiện thành phần nucleotide đặc trưng cho từng loài, vì phản ánh mỗi loại sinh vật khác nhau có số lượng mỗi loại nucleotide khác nhau, do đó tỉ lệ này khác nhau ở mỗi giá trị tính được.

- Tỉ lệ (A+G)/(T+C) thể hiện các base trên hai mạch DNA kết cặp đặc hiệu nhờ liên kết hydrogen, vì số nucleotide loại A = T, G = C nên tỉ lệ này luôn =1.

c)  Trong phân tử DNA mạch kép, A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogene, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogene. Do đó:

- Tỉ lệ (A+T)/(C+G) càng lớn, tức tỉ lệ nucleotide A và T cao hơn G và C (ít liên kết hydrogen) thì nhiệt độ biến tính DNA càng nhỏ.

- Ngược lại, tỉ lệ (A+T)/(C+G) càng nhỏ, tức tỉ lệ nucleotide G và C cao hơn A và T (nhiều liên kết hydrogen) thì nhiệt độ biến tính DNA càng lớn.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Quá trình biến đổi tiền mRNA thành mRNA trưởng thành có ở sinh vật nhân thực, không có ở sinh vật nhân sơ.

B. Đúng. DNA của tế bào nhân thực tồn tại chủ yếu trong nhân nên quá trình phiên mã diễn ra chủ yếu trong nhân; còn DNA của sinh vật nhân sơ nằm tập trung ở một vùng trong tế bào chất (vùng nhân), chưa có nhân hoàn chỉnh nên phiên mã không diễn ra trong nhân.

C. Sai. Trong quá trình phiên mã ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực, enzyme RNA polymerase đều tham gia với vai trò tổng hợp nên các đoạn mồi.

D. Sai. Trong quá trình phiên mã ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực, mạch mới luôn có chiều tổng hợp là 5' → 3'.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP