Câu hỏi:
07/04/2025 5Klinefelter là hội chứng bệnh do rối loạn đột biến nhiễm sắc thể giới tính, hội chứng này được đặt tên theo bác sĩ Harry Klinefelter, nhà nghiên cứu y học tại Bệnh viện Massachusetts, Boston, Massachusetts, do ông là người đầu tiên miêu tả lâm sàng tình trạng này vào năm 1942. Hội chứng Klinefelter là chứng rối loạn nhiễm sắc thể phổ biến nhất. Tỉ lệ bé trai sinh ra mắc hội chứng này là 1 : 500 – 1 : 1 000. Năm 1956, căn bệnh được xác định nguyên nhân chính là do có sự xuất hiện thêm một nhiễm sắc thể X trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY (47, XXY).
Trong khoảng 50 – 60 % trường hợp, hiện tượng không phân li nhiễm sắc thể trong giảm phân xảy ra ở người mẹ. Các trường hợp còn lại xảy ra do không phân li trong giảm phân ở người bố. Kiểu nhân thường gặp nhất là (47, XXY) khoảng 80 - 90 % các trường hợp; thể khảm (46, XY/47, XXY) gặp trong khoảng 10 % trường hợp. Các thể khác gồm (48, XXYY); (48, XXXY); (49, XXXYY) và (49, XXXXY) rất hiếm.
a) Em hãy cho biết những nguyên nhân có thể gây ra hội chứng Klinefelter ở những người có kiểu nhân (47, XXY) và (46, XY/47, XXY).
b) Những người mắc hội chứng Klinefelter sẽ có kiểu hình là nam hay nữ? Vì sao?
c) Khi đến tuổi trưởng thành, những người mắc hội chứng Klinefelter có khả năng sinh sản không? Giải thích.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Có các nguyên nhân sau:
- Do giảm phân không bình thường ở mẹ tạo ra giao tử XX, bố giảm phân bình thường tạo giao tử Y → hợp tử XXY.
- Do giảm phân không bình thường ở bố tạo ra giao tử XY, mẹ giảm phân bình thường tạo giao tử X → hợp tử XXY.
- Bố mẹ giảm phân bình thường, qua thụ tinh tạo hợp tử XY. Nhưng trong quá trình nguyên phân của hợp tử, một số tế bào mang cặp X không phân li → thể khảm (46,XY/47,XXY).
b) Những người mắc hội chứng Klinefelter sẽ có kiểu hình là nam vì có nhiễm sắc thể Y.
c) Người ở dạng thể khảm có thể có khả năng sinh sản bình thường nếu trong cơ thể vẫn có dòng tế bào sinh dục (46, XY).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là
A. 10 nm.
B. 30 nm.
C. 300 nm.
D. 1400 nm.
Câu 2:
Nhiều giống cây trồng cho quả không hạt đang được ưa chuộng vì mang nhiều đặc tính có lợi như khả năng sinh trưởng mạnh, hàm lượng dinh dưỡng cao, tiện lợi đối với trẻ em và người cao tuổi vì không cần loại bỏ hạt khi ăn,...; nhờ đó, tăng giá trị nông sản. Một bạn học sinh đã đưa ra một số ý kiến về các giống cây trồng này. Theo em, mỗi ý kiến được đưa ra sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
a) Các giống cây cho quả không hạt hiện nay đều được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến đa bội.
b) Người ta có thể tăng số lượng các giống cây cho quả không hạt nhờ nhân giống vô tính.
Câu 3:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, vùng xếp cuộn có đường kính là
A. 10 nm.
B. 30 nm.
C. 300 nm.
D. 1400 nm.
Câu 4:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 5.9 đến 5.12.
Khi theo dõi diễn biến của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, các nhà khoa học đã mô tả sự vận động của nhiễm sắc thể trong các quá trình này gồm một số hiện tượng sau đây:
(1) Sự phân li của mỗi nhiễm sắc thể đơn trong nhiễm sắc thể kép về một cực tế bào trong kì sau của nguyên phân.
(2) Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể trong kì sau của giảm phân.
(3) Sự kết hợp giữa các nhiễm sắc thể trong quá trình thụ tinh.
(4) Hiện tượng trao đổi chéo giữa các chomatid khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu I của giảm phân.
Trong các hiện tượng trên, có bao nhiêu hiện tượng góp phần làm sáng tỏ cơ sở cho sự vận động của gene trong các quy luật di truyền?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5:
Một bạn học sinh phát biểu rằng: "Loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 78 sẽ tiến hóa hơn so với loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 46 do số lượng nhiễm sắc thể càng nhiều thì càng tiến hoá". Em có đồng ý với bạn đó không? Đưa ra ví dụ để chứng minh.
Câu 6:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, chromatid tại kì giữa có đường kính là
A. 10 nm.
B. 700 nm.
C. 300 nm.
D. 1400 nm.
Câu 7:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 5.9 đến 5.12.
Khi theo dõi diễn biến của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, các nhà khoa học đã mô tả sự vận động của nhiễm sắc thể trong các quá trình này gồm một số hiện tượng sau đây:
(1) Sự phân li của mỗi nhiễm sắc thể đơn trong nhiễm sắc thể kép về một cực tế bào trong kì sau của nguyên phân.
(2) Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể trong kì sau của giảm phân.
(3) Sự kết hợp giữa các nhiễm sắc thể trong quá trình thụ tinh.
(4) Hiện tượng trao đổi chéo giữa các chomatid khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu I của giảm phân.
Trong các hiện tượng trên, có bao nhiêu hiện tượng là cơ sở khoa học của các phương pháp nhân giống vô tính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 25 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
40 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 14 có đáp án
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận