Câu hỏi:
07/04/2025 29Ở sinh vật nhân thực, protein loại histone đóng vai trò hình thành nên các nucleosome là đơn vị cấu trúc của nhiễm sắc thể. Mỗi phân tử protein histone có khoảng 100 amino acid, trong đó, các amino acid tích điện dương (lysine hoặc arginine) chiếm hơn 1/5 tổng số amino acid của protein. Trên nhiễm sắc thể được phân hóa thành hai vùng với các mức cuộn xoắn khác nhau, bao gồm:
- Vùng dị nhiễm sắc chứa các nucleosome có mức độ cuộn xoắn cao, bắt màu đậm hơn khi nhuộm màu nhiễm sắc thể.
- Vùng nguyên nhiễm sắc chứa các nucleosome có mức độ cuộn xoắn thấp hơn nên bắt màu nhạt hơn khi nhuộm, với mức độ đóng xoắn thấp cho phép các protein tham gia phiên mã dễ dàng liên kết với DNA vì vậy các gene ở vùng này có thể được biểu hiện.
a) Các amino acid tích điện dương trong protein có vai trò gì?
b) Dự đoán các trình tự nucleotide sau thuộc vùng nào trên nhiễm sắc thể. Giải thích.
(1) Trình tự đầu mút nhiễm sắc thể, tâm động, trình tự khởi đầu sao chép.
(2) Trình tự mã hóa cho các amino acid.
(3) Trình tự nucleotide thuộc các gene bị bất hoạt.
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
a) Các amino acid tích điện dương giúp protein histone dễ dàng liên kết với phân tử DNA có nhóm phosphate tích điện âm.
b)
- (1) và (3) thuộc vùng dị nhiễm sắc vì vùng này có mức độ cuộn xoắn cao nên các protein tham gia quá trình phiên mã không thể liên kết với promoter trên DNA.
- (2) thuộc vùng nguyên nhiễm sắc vì vùng này có mức độ cuộn xoắn thấp hơn, cho phép các protein tham gia phiên mã dễ dàng liên kết với DNA nên các gene ở vùng này có thể được biểu hiện.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂Aa × ♀Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gene Aa không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường; ở một số tế bào của cơ thể cái, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gene Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử (2n + 1) và bao nhiêu loại hợp tử (2n - 1)?
Câu 2:
Nhiều giống cây trồng cho quả không hạt đang được ưa chuộng vì mang nhiều đặc tính có lợi như khả năng sinh trưởng mạnh, hàm lượng dinh dưỡng cao, tiện lợi đối với trẻ em và người cao tuổi vì không cần loại bỏ hạt khi ăn,...; nhờ đó, tăng giá trị nông sản. Một bạn học sinh đã đưa ra một số ý kiến về các giống cây trồng này. Theo em, mỗi ý kiến được đưa ra sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
a) Các giống cây cho quả không hạt hiện nay đều được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến đa bội.
b) Người ta có thể tăng số lượng các giống cây cho quả không hạt nhờ nhân giống vô tính.
Câu 3:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 5.9 đến 5.12.
Khi theo dõi diễn biến của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, các nhà khoa học đã mô tả sự vận động của nhiễm sắc thể trong các quá trình này gồm một số hiện tượng sau đây:
(1) Sự phân li của mỗi nhiễm sắc thể đơn trong nhiễm sắc thể kép về một cực tế bào trong kì sau của nguyên phân.
(2) Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể trong kì sau của giảm phân.
(3) Sự kết hợp giữa các nhiễm sắc thể trong quá trình thụ tinh.
(4) Hiện tượng trao đổi chéo giữa các chomatid khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu I của giảm phân.
Trong các hiện tượng trên, có bao nhiêu hiện tượng làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở các loài sinh vật?
A. 1.
B. 2.
С. 3.
D. 4.
Câu 4:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là
A. 10 nm.
B. 30 nm.
C. 300 nm.
D. 1400 nm.
Câu 5:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự cuộn xoắn của nhiễm sắc thể?
A. Giúp cho các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng.
B. Giúp cho sự vận động của nhiễm sắc thể và sự vận động của các gene trong quá trình sinh sản ở sinh vật diễn ra một cách ổn định.
C. Giúp giải thích được cơ sở tế bào học cho sự di truyền của các gene quy định tính trạng từ bố mẹ sang các cá thể con.
D. Giúp cho nhiễm sắc thể được xếp gọn trong nhân tế bào và đảm bảo cho sự phân li, tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
Câu 6:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 5.9 đến 5.12.
Khi theo dõi diễn biến của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, các nhà khoa học đã mô tả sự vận động của nhiễm sắc thể trong các quá trình này gồm một số hiện tượng sau đây:
(1) Sự phân li của mỗi nhiễm sắc thể đơn trong nhiễm sắc thể kép về một cực tế bào trong kì sau của nguyên phân.
(2) Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể trong kì sau của giảm phân.
(3) Sự kết hợp giữa các nhiễm sắc thể trong quá trình thụ tinh.
(4) Hiện tượng trao đổi chéo giữa các chomatid khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu I của giảm phân.
Trong các hiện tượng trên, có bao nhiêu hiện tượng dẫn đến hình thành các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống với tế bào ban đầu?
A. 1.
B. 2.
С. 3.
D. 4.
Câu 7:
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 5.9 đến 5.12.
Khi theo dõi diễn biến của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, các nhà khoa học đã mô tả sự vận động của nhiễm sắc thể trong các quá trình này gồm một số hiện tượng sau đây:
(1) Sự phân li của mỗi nhiễm sắc thể đơn trong nhiễm sắc thể kép về một cực tế bào trong kì sau của nguyên phân.
(2) Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể trong kì sau của giảm phân.
(3) Sự kết hợp giữa các nhiễm sắc thể trong quá trình thụ tinh.
(4) Hiện tượng trao đổi chéo giữa các chomatid khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu I của giảm phân.
Trong các hiện tượng trên, có bao nhiêu hiện tượng góp phần làm sáng tỏ cơ sở cho sự vận động của gene trong các quy luật di truyền?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 25 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận