Câu hỏi:

15/05/2025 188 Lưu

Hình sau thể hiện sự sai khác về nồng độ hormone TRH (hormone giải phóng hướng tuyến giáp của vùng dưới đồi), TSH (hormone kích thích tuyến giáp của tuyến yên) và tyrosine của 6 mẫu xét nghiệm tương ứng với 6 người (kí hiệu A, B, C, D, E, F). Giá trị nồng độ 3 hormone này ở 6 mẫu xét nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giá trị của người khỏe mạnh bình thường (BT).

a) Mẫu A tương ứng với bệnh nhân bị nhược năng tuyến yên dẫn đến giảm tiết hormone tuyến yên.

b) Mẫu B tương ứng với bệnh nhân bị nhược năng tuyến giáp dẫn đến giảm tiết hormone tuyến giáp.

c) Mẫu E tương ứng với bệnh nhân bị giảm nhạy cảm của thụ thể với tyrosine ở tuyến yên.

d) Mẫu C tương ứng với bệnh nhân bị tăng nhạy cảm của thụ thể với TSH ở tuyến giáp.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Sai. Vì: Vì nhược năng tuyến yên → giảm tiết TSH → giảm kích thích tuyến giáp tiết tyrosine → giảm nồng độ tyrosine → giảm ức chế ngược lên vùng dưới đồi → vùng dưới đồi tăng tiết TRH (tương ứng mẫu E).

b) Đúng. Vì: Vì nhược năng tuyến giáp → giảm tiết tyrosine → giảm ức chế ngược lên tuyến yên, vùng dưới đồi → tăng tiết TSH và TRH (tương ứng mẫu B).

c) Sai. Vì: Vì giảm nhạy cảm của thụ thể với tyrosine ở tuyến yên → tyrosine không ức chế ngược được tuyến yên → tuyến yên tăng tiết TSH → TSH tăng → kích thích tuyến giáp tăng tiết tyrosine → tyrosine tăng → tăng ức chế ngược lên vùng dưới đồi → TRH giảm (tương ứng mẫu D).

d. Đúng. Vì: Vì tăng nhạy cảm của thụ thể với TSH ở tuyến giáp → tuyến giáp tăng tiết tyrosine → tyrosine tăng → tăng ức chế ngược lên tuyến yên, vùng dưới đồi → giảm tiết TSH và TRH (tương ứng mẫu C).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a) Sai. Vì:

- Loài A phân bố ở mức độ ẩm thấp - trung bình (mức độ cao 3-6). Chủ yếu tập trung ở khu vực đỉnh núi (mức độ cao 5-6), là khu vực khô hạn nhất, với mật độ khoảng 35-38 cây/m².

- Loài B phân bố ở độ ẩm trung bình - cao (mức độ cao 1-4); Tập trung chủ yếu ở nơi có độ ẩm trung bình (mức độ cao 3), mật độ cao nhất ở khu vực 3 khoảng 70-75 cây/1000 m².

- Loài C phân bố ở độ ẩm cao (mức độ cao 1-3); tập trung chủ yếu ở khu vực chân núi, nơi độ ẩm cao, mật độ khoảng 55-70 cây/1000 m².

b) Sai. Vì:

- Cả ba quần thể có kiểu phân bố quần tụ (theo nhóm).

- Loài A tập trung chủ yếu ở độ cao 1-2, loài B tập trung chủ yếu ở độ cao 3, C tập trung chủ yếu ở độ cao 5-6.

c) Sai. Vì: Khu vực có độ ẩm trung bình (giữa sườn núi) mức độ cạnh tranh cao vì có sự phân bố của cả ba loài (đặc biệt là khu vực 3).

d) Đúng. Vì: Khu vực có độ ẩm thấp (đỉnh núi khô hạn) không có cạnh tranh khác loài chỉ có loài A sinh sống.