Câu hỏi:

30/06/2025 8

Ba lớp 7A, 7B, 7C cùng mua một số gói tăm để ủng hộ. Lúc đầu, số gói tăm dự định chia cho ba lớp lần lượt tỉ lệ với \(5;6;7\) nhưng sau có sự thay đổi nên đã chia theo tỉ lệ \(4;5;6\) và do đó có một lớp nhận được nhiều hơn dự định \(4\) gói tăm. Tính tổng số gói tăm mà ba lớp đã mua.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Gọi tổng số gói tăm mà ba lớp đã mua là \(x\) \(\left( {x \in {\mathbb{N}^*}} \right)\).

Gọi số gói tăm dự định chia cho ba lớp 7A, 7B, 7C lúc đầu lần lượt là \(a,b,c\), ta có:

\(\frac{a}{5} = \frac{b}{6} = \frac{c}{7} = \frac{{a + b + c}}{{18}} = \frac{x}{{18}}\).

Do đó, \(a = \frac{{5x}}{{18}};{\rm{ }}b = \frac{{6x}}{{18}};{\rm{ }}c = \frac{{7x}}{{18}}\) (1)

Gọi số tăm sau khi thay đổi chia cho ba lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là \(a',b',c'\), ta có:

\(\frac{{a'}}{4} = \frac{{b'}}{5} = \frac{{c'}}{6} = \frac{{a' + b' + c'}}{{15}} = \frac{x}{{15}}\)

Do đó, ta có: \(a' = \frac{{4x}}{{15}};{\rm{ }}b' = \frac{{5x}}{{15}};{\rm{ }}c' = \frac{{6x}}{{15}}\) (2)

So sánh (1) và (2) ta nhận thấy \(a > a';{\rm{ }}b = b';{\rm{ }}c < c'\), do đó lớp 7C nhận nhiều hơn so với ban đầu.

Ta có: \(c' - c = 4\) hay \(\frac{{6x}}{{15}} - \frac{{7x}}{{18}} = 4\) hay \(\frac{x}{{90}} = 4\) nên \(x = 360\) (thỏa mãn)

Vậy số gói tăm của ba lớp đã mua là \(360\) gói.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a) Tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là:

\(A = \left\{ {1;2;3;4;.....,;27;28} \right\}\).

Vậy có \(28\) phần tử

b) Kết quả thuận lợi của biến cố \(B\) là: \(5;10;15;20;25\).

Do đó, có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố này.

Xác suất của biến cố trên là \(\frac{5}{{28}}.\)

c) Kết quả thuận lợi cho biến cố \(C\) là: \(11;21\).

Do đó, có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố này.

Xác suất của biến cố \(C\) là \(\frac{2}{{28}} = \frac{1}{{14}}.\)

Lời giải

1.1.

a) \(\frac{2}{{ - x}} = \frac{4}{7}\)

\( - 4x = 2.7\)

\( - 4x = 14\)

\(x = \frac{{ - 14}}{4}\) hay \(x = \frac{{ - 7}}{2}\).

Vậy \(x = \frac{{ - 7}}{2}\).

b) \(\frac{{0,25}}{{x + 2}} = \frac{{x + 2}}{4}\) (với \(x \ne  - 2\))

\({\left( {x + 2} \right)^2} = 0,25.4\)

\({\left( {x + 2} \right)^2} = 1\)

\(x + 2 = 1\) hoặc \(x + 2 =  - 1\)

Suy ra \(x =  - 1\) hoặc \(x =  - 3\).

Vậy giá trị của \(x\) thỏa mãn là \(\left\{ { - 1;3} \right\}.\)

1.2. Gọi \(x,y\,\,\left( {\rm{g}} \right)\) lần lượt là khối lượng của thanh kim loại thứ nhất và thanh kim loại thứ hai.

Thanh thứ hai nặng hơn thanh thứ nhất \(15,6\,\,{\rm{g}}\) nên \(y - x = 15,6\).

Vì hai thanh kim loại đồng chất nên khối lượng và thể tích của mỗi thanh kim loại là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Do đó, ta có \(\frac{x}{5} = \frac{y}{7}\).

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

\(\frac{x}{5} = \frac{y}{7} = \frac{{y - x}}{{7 - 5}} = \frac{{15,6}}{2} = 7,8\).

Suy ra \(x = 7.8.5 = 39\); \(y = 7,8.7 = 54,6\).

Vậy khối lượng của thanh kim loại thứ nhất và thanh kim loại thứ hai lần lượt là \(39\,\,{\rm{g}}\) và \(54,6\,\,{\rm{g}}\).