Câu hỏi:
14/12/2020 476Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Nỗi thương mình”
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Giá trị nội dung:
• Đoạn trích đã diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi nhục, cô đơn của Thúy Kiều khi ở chốn lầu xanh. Quá khứ càng đẹp đẽ, cao quý bao nhiêu thì thực tại Kiều lại càng ê chề, nhục nhã bấy nhiêu.
• Qua đó, ta thấy được Thúy Kiều là một người phụ nữ có tâm hồn trong sáng, cao thượng, bất chấp việc phải sống trong hoàn cảnh ô nhục, bùn lầy.
Giá trị nghệ thuật
• Đoạn trích có hình thức độc thoại nội tâm tinh tế, sâu sắc, kết hợp khéo léo giữa lời kể của tác giả với lời của nhân vật đã khiến cho người đọc có thể đi sâu vào thế giới nội tâm để thấy được sự thay đổi trong suy nghĩ và cảm nhận của Thúy Kiều.
• Nguyễn Du đã vận dụng một cách sáng tạo các thành ngữ, điển tích, điển cố cùng với bút pháp tương phản đối lập giữa quá khứ và hiện tại để dựng nên một thực tại não nề, đau thương, nhơ nhớp của Kiều khi nàng bị ép phải tiếp khách; khi phải mang tấm thân mình ra làm trò chơi cho những khách làng chơi hay lui đến chốn này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong cuộc tái ngộ Kim Trọng nói với Kiều: “Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo em đoạn trích “Nỗi thương mình” có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?
Câu 2:
Qua đoạn trích “Nỗi thương mình”, có thể nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật?
Câu 3:
Bút pháp ước lệ trong đoạn trích “Nỗi thương mình” có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều?
Câu 4:
Cho biết những dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích “Nỗi thương mình” và giá trị nghệ thuật của chúng.
Câu 6:
Nỗi “thương mình " của nhân vật Kiều trong đoạn trích “Nỗi thương mình” có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?
về câu hỏi!