Câu hỏi:
12/07/2024 1,102Trong cuộc tái ngộ Kim Trọng nói với Kiều: “Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo em đoạn trích “Nỗi thương mình” có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" của nàng. Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?", tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Qua đoạn trích “Nỗi thương mình”, có thể nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật?
Câu 2:
Bút pháp ước lệ trong đoạn trích “Nỗi thương mình” có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều?
Câu 3:
Cho biết những dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích “Nỗi thương mình” và giá trị nghệ thuật của chúng.
Câu 6:
Nỗi “thương mình " của nhân vật Kiều trong đoạn trích “Nỗi thương mình” có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?
về câu hỏi!