Câu hỏi:
13/07/2024 7,739Tính tiền điện
Mức điện tiêu thụ |
Giá bán điện (đồng/kWh) |
Bậc 1 (từ 0 đến 50 kWh) |
1 678 |
Bậc 2 (từ trên 50 đến 100 kWh) |
1 734 |
Bậc 3 (từ trên 100 đến 200 kWh) |
2 014 |
Bậc 4 (từ trên 200 đến 300 kWh) |
2 536 |
Bậc 5 (từ trên 300 đến 400 kWh) |
2 834 |
Bậc 6 (từ trên 400 kWh trở lên) |
2 927 |
Bảng 6.2
(Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam ngày 20-3-2019)
a) Dựa vào Bảng 6.2 về giá bán lẻ điện sinh hoạt, hãy tính số tiền phải trả ứng với mỗi lượng điện tiêu thụ ở Bảng 6.3:
Lượng điện tiêu thụ (kWh) |
50 |
100 |
200 |
Số tiền (nghìn đồng) |
? |
? |
? |
Bảng 6.3
b) Gọi x là lượng điện tiêu thụ (đơn vị kWh) và y là số tiền phải trả tương ứng (đơn vị nghìn đồng). Hãy viết công thức mô tả sự phụ thuộc của y vào x khi 0 ≤ x ≤ 50.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hướng dẫn giải
a)
+ Lượng điện tiêu thụ là 50 kWh thì ứng với mức tiêu thụ ở bậc 1 nên số tiền phải trả cho 50 kWh điện này là:
1 678 . 50 = 83 900 (đồng) = 83,9 (nghìn đồng).
+ Lượng điện tiêu thụ là 100 kWh thì 50 kWh đầu tính giá ở bậc 1 và 50 kWh sau tính giá ở bậc 2 nên số tiền phải trả cho 100 kWh điện này là:
1 678 . 50 + 1 734 . 50 = 170 600 (đồng) = 170,6 (nghìn đồng).
+ Lượng điện tiêu thụ là 200 kWh thì 50 kWh đầu tính giá ở bậc 1, 50 kWh tiếp theo tính giá ở bậc 2 và 100 kWh cuối tính giá ở bậc 3 nên số tiền phải trả cho 200 kWh điện này là:
1 678 . 50 + 1 734 . 50 + 2 014 . 100 = 372 000 (đồng) = 372 (nghìn đồng).
Vậy ta điền vào bảng như sau:
Lượng điện tiêu thụ (kWh) |
50 |
100 |
200 |
Số tiền (nghìn đồng) |
83,9 |
170,6 |
372 |
b) x là lượng điện tiêu thụ (đơn vị kWh), y là số tiền phải trả (đơn vị nghìn đồng).
Vì 0 ≤ x ≤ 50 nên lượng điện tiêu thụ thuộc mức điện bậc 1 với giá bán là 1 678 đồng/ 1 kWh hay 1,678 nghìn đồng/ 1 kWh.
Do đó số tiền phải trả cho x kWh là: y = 1,678 . x = 1,678x (nghìn đồng).
Vậy công thức mô tả sự phụ thuộc của y vào x khi 0 ≤ x ≤ 50 là: y = 1,678x.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm tập xác định của các hàm số sau:
a) y = 2x3 + 3x + 1;
b) \(y = \frac{{x - 1}}{{{x^2} - 3x + 2}}\);
c) \(y = \sqrt {x + 1} + \sqrt {1 - x} \).
Câu 2:
B. Bài tập
Xét hai đại lượng x, y phụ thuộc vào nhau theo các hệ thức dưới đây. Những trường hợp nào thì y là hàm số của x?
a) x + y = 1;
b) y = x2;
c) y2 = x;
d) x2 – y2 = 0.
Câu 3:
Tìm tập xác định và tập giá trị của mỗi hàm số sau:
a) y = 2x + 3;
b) y = 2x2.
Câu 4:
Giá thuê xe ô tự lái là 1,2 triệu đồng một ngày cho hai ngày đầu tiên và 900 nghìn đồng cho mỗi ngày tiếp theo. Tổng số tiền T phải trả là một hàm số của số ngày x mà khách thuê xe.
a) Viết công thức của hàm số T = T(x).
b) Tính T(2), T(3), T(5) và cho biết ý nghĩa của mỗi giá trị này.
Câu 5:
Vẽ đồ thị các hàm số sau và chỉ ra các khoảng đồng biến, nghịch biến của chúng.
a) y = – 2x + 1;
b) .
Câu 6:
Câu 7:
Quan sát bảng giá cước taxi bốn chỗ trong Hình 6.7.
a) Tính số tiền phải trả khi di chuyển 25 km.
b) Lập công thức tính số tiền cước taxi phải trả theo số kilômét di chuyển.
c) Vẽ đồ thị và cho biết hàm số đồng biến trên khoảng nào, nghịch biến trên khoảng nào.
75 câu trắc nghiệm Vectơ nâng cao (P1)
13 câu Trắc nghiệm Tích của vectơ với một số có đáp án (Thông hiểu)
28 câu Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án
10 Bài tập Tính số trung bình, trung vị, tứ phân vị và mốt của mẫu số liệu cho trước (có lời giải)
80 câu trắc nghiệm Vectơ cơ bản (P1)
5 câu Trắc nghiệm Phương sai và độ lệch chuẩn có đáp án (Thông hiểu)
12 Bài tập Ứng dụng của hàm số bậc hai để giải bài toán thực tế (có lời giải)
50 câu trắc nghiệm Thống kê nâng cao (P1)
về câu hỏi!