Câu hỏi:
13/07/2024 10,977
Vẽ đồ thị của các hàm số y = 3x + 1 và y = – 2x2. Hãy cho biết:
a) Hàm số y = 3x + 1 đồng biến hay nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).
b) Hàm số y = – 2x2 đồng biến hay nghịch biến trên mỗi khoảng: (– ∞; 0) và (0; + ∞).
Vẽ đồ thị của các hàm số y = 3x + 1 và y = – 2x2. Hãy cho biết:
a) Hàm số y = 3x + 1 đồng biến hay nghịch biến trên \(\mathbb{R}\).
b) Hàm số y = – 2x2 đồng biến hay nghịch biến trên mỗi khoảng: (– ∞; 0) và (0; + ∞).
Câu hỏi trong đề: Bài tập Bài 15. Hàm số có đáp án !!
Quảng cáo
Trả lời:
Hướng dẫn giải
+ Hàm số y = 3x + 1
Tập xác định của hàm số là \(\mathbb{R}\).
Với x = 0 thì y = 1, với x = – 1 thì y = – 2 nên đồ thị hàm số y = 3x + 1 là đường thẳng đi qua hai điểm (0; 1) và (– 1; – 2).
+ Hàm số y = – 2x2
Tập xác định của hàm số là \(\mathbb{R}\).
Bảng giá trị tương ứng của x và y
x |
0 |
1 |
– 1 |
2 |
– 2 |
y = – 2x2 |
0 |
– 2 |
– 2 |
– 8 |
– 8 |
Trên mặt phẳng tọa độ, vẽ đường cong đi qua các điểm (0; 0), (1; – 2), (– 1; – 2), (2; – 8), (– 2; – 8), đường cong này là đồ thị của hàm số y = – 2x2.
a) Quan sát hình trên, ta thấy đồ thị hàm số y = 3x + 1 đi lên từ trái sang phải trên tập \(\mathbb{R}\) nên hàm số y = 3x + 1 đồng biến trên \(\mathbb{R}\).
b) Quan sát hình trên ta thấy:
+ Trên khoảng (– ∞; 0), đồ thị hàm số y = – 2x2 đi lên từ trái sang phải nên hàm số đồng biến trên khoảng này.
+ Trên khoảng (0; + ∞), đồ thị hàm số y = – 2x2 đi xuống từ trái sang phải nên hàm số nghịch biến trên khoảng này.
Hot: Học hè online Toán, Văn, Anh...lớp 1-12 tại Vietjack với hơn 1 triệu bài tập có đáp án. Học ngay
- Trọng tâm Lí, Hóa, Sinh 10 cho cả 3 bộ KNTT, CTST và CD VietJack - Sách 2025 ( 40.000₫ )
- Sách - Sổ tay kiến thức trọng tâm Vật lí 10 VietJack - Sách 2025 theo chương trình mới cho 2k9 ( 31.000₫ )
- Sách lớp 10 - Combo Trọng tâm Toán, Văn, Anh và Lí, Hóa, Sinh cho cả 3 bộ KNTT, CD, CTST VietJack ( 75.000₫ )
- Sách lớp 11 - Trọng tâm Toán, Lý, Hóa, Sử, Địa lớp 11 3 bộ sách KNTT, CTST, CD VietJack ( 52.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Hướng dẫn giải
a) Biểu thức 2x3 + 3x + 1 có nghĩa với mọi \(x \in \mathbb{R}\).
Vậy tập xác định của hàm số là D = \(\mathbb{R}\).
b) Biểu thức \(\frac{{x - 1}}{{{x^2} - 3x + 2}}\)có nghĩa khi x2 – 3x + 2 ≠ 0 (1).
Ta có: x2 – 3x + 2 = x2 – x – 2x + 2 = x(x – 1) – 2(x – 1) = (x – 1)(x – 2).
Khi đó: (1) ⇔ (x – 1)(x – 2) ≠ 0 ⇔ x – 1 ≠ 0 và x – 2 ≠ 0 ⇔ x ≠ 1 và x ≠ 2.
Vậy tập xác định của hàm số là D = \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {1;\,\,2} \right\}\).
c) Biểu thức \(\sqrt {x + 1} + \sqrt {1 - x} \) có nghĩa khi \(\left\{ \begin{array}{l}x + 1 \ge 0\\1 - x \ge 0\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge - 1\\x \le 1\end{array} \right. \Leftrightarrow - 1 \le x \le 1\)
Vậy tập xác định của hàm số là D = [– 1; 1].
Lời giải
Hướng dẫn giải
a) Ta có: x + y = 1 ⇒ y = – x + 1.
Với mỗi giá trị thực của x, ta đều xác định được một và chỉ một giá trị thực của y.
Vậy trong trường hợp này y là hàm số của x.
b) y = x2
Với mỗi giá trị thực của x, ta đều xác định được một và chỉ một giá trị thực của y.
Vậy trong trường hợp này y là hàm số của x.
c) y2 = x
Ta có: với x = 1 thì y2 = 1, suy ra y = 1 hoặc y = – 1, do đó với một giá trị của x, ta xác định được 2 giá trị của y, vậy trong trường hợp này y không phải là hàm số của x.
d) x2 – y2 = 0
Suy ra: y2 = x2.
Với x = 1 ⇒ x2 = 12 = 1, suy ra y2 = 1, khi đó y = 1 hoặc y = – 1, do đó với một giá trị của x, ta xác định được 2 giá trị của y, vậy trong trường hợp này y không phải là hàm số của x.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.