90 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 14: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ 1975 đến nay có đáp án
🔥 Đề thi HOT:
52 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng 8 năm 1945 có đáp án
45 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 1: Liên hợp quốc có đáp án
46 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 5: Cộng đồng Asean từ ý tưởng đến hiện thực có đáp án
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 3:
Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975 - 1985 là:
Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975 - 1985 là:
Câu 8:
Một trong những quốc gia Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ sau 1986 đến nay là
Một trong những quốc gia Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ sau 1986 đến nay là
Câu 9:
Một trong những quốc gia Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ sau năm 1986 đến nay là
Một trong những quốc gia Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ sau năm 1986 đến nay là
Câu 19:
Trở ngại lớn nhất trong việc Việt Nam hội nhập với Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 1975-1991 là
Trở ngại lớn nhất trong việc Việt Nam hội nhập với Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 1975-1991 là
Đoạn văn 1
“Kiên trì chính sách hữu nghị và láng giềng tốt với nhân dân Trung Quốc, chúng ta chủ trương khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau và giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng con đường thương lượng.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 86).
Đoạn văn 2
“Phong trào Không liên kết (NAM) là một tổ chức quốc tế của các quốc gia không thuộc hoặc không chống lại bất kỳ khối nước lớn nào. Tổ chức này ra đời ngày 01 - 9 - 1961 với các nguyên tắc đóng vai trò nền tảng gồm: 1. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; 2. Không xâm lược lẫn nhau; 3. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau 4. Bình đẳng và hai bên cùng có lợi; 5. Cùng tồn tại hòa bình.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 87).
Đoạn văn 3
“Ngày 05/7/1976, Việt Nam công bố “Chính sách bốn điểm” trong quan hệ với các nước Đông Nam Á:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình. 2.Không để lãnh thổ nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp vào các nước khác trong khu vực.
3. Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa các nước trong khu vực thông qua thương lượng theo tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
4. Phát triển hợp tác vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng mỗi nước vì lợi ích độc lập dân tộc, hòa bình, trung lập thật sự ở Đông Nam Á, góp phần vào sự nghiệp hòa bình trên thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 87).
Câu 40:
b. Sau năm 1975, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trong khu vực.
b. Sau năm 1975, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trong khu vực.
Đoạn văn 4
“Tiếp tục mở rộng, làm sâu sắc hơn quan hệ và tạo thế đan xen lợi ích kinh tế với các đối tác. Với các đối tác quan trọng, nhất là các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện phải chủ động, tích cực tạo lập, hoàn thiện các khuôn khổ hợp tác, gắn kết chặt che quan hệ chính trị, đối ngoại với hợp tác kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục và khoa học - công nghệ.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 89).
Đoạn văn 5
“Nền ngoại giao Việt Nam hiện đại mang hồn dân tộc, rất kiên định về nguyên tắc, những ứng xử tinh tế và linh hoạt; phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các mặt trận quân sự, chính trị và các ngành khác, kết hợp thế và lực góp phần xoay chuyển tình thế từ yếu thành mạnh; gắn lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, dân tộc với quốc tế, dân tộc với thời đại, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thành sức mạnh tổng hợp”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 90).
Câu 48:
b. Điểm cốt yếu của ngoại giao Việt Nam là coi trọng lợi ích dân tộc, đó là cái “dĩ bất biến”.
b. Điểm cốt yếu của ngoại giao Việt Nam là coi trọng lợi ích dân tộc, đó là cái “dĩ bất biến”.
Câu 49:
c. Ngoại giao Việt Nam có tính độc lập hoàn toàn với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự.
c. Ngoại giao Việt Nam có tính độc lập hoàn toàn với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự.
Đoạn văn 6
“Từ năm 1975, đặc biệt là sau khi ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1978) Việt Nam coi hợp tác toàn diện với Liên Xô là “Hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại”. Liên Xô cũng đẩy mạnh hợp tác giúp đỡ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Hơn 100.000 lao động Việt Nam đã sang Liên Xô làm việc. Viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam trong giai đoạn 1981- 1985 có giá trị khoảng 4.5 tỷ USD.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 80).
Đoạn văn 7
“Tăng cường đoàn kết với Lào và Cam-pu-chia, thực hiện hợp giúp đỡ lẫn nhau, làm cho ba nước Đông Dương trở thành lực vững chắc của cách mạng và hòa bình ở Đông Nam Á. Củng cố và tăng cường hợp tác giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa anh em...”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 81).
Câu 58:
d. Sau năm 1991, Việt Nam coi trọng củng cố, tăng cường hợp tác với hệ thống xã hội chủ nghĩa.
d. Sau năm 1991, Việt Nam coi trọng củng cố, tăng cường hợp tác với hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Đoạn văn 8
“Ngày 20/5/1988, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TW “Về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ chiến lược đối ngoại của Việt Nam là “thêm bạn bớt thù”, mở rộng và đa dạng hóa quan hệ hợp tác quốc tế với mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, thúc đẩy hội nhập quốc tế, phá thế bao vây cấm vận, thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc Đổi mới của đất nước. Nghị quyết 13/NQ-TW đánh dấu bước ngoặt về tư duy đối ngoại của Việt Nam, là cơ sở để Việt Nam phát triển chính sách đối ngoại trong giai đoạn tiếp theo.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 81).
Đoạn văn 9
“Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; giải quyết tranh chấp, bất đồng trong vấn đề biên giới thông qua đàm phán, thương lượng.
Hoạt động đối ngoại trong những năm gần đây còn gắn với các lĩnh vực như giao lưu văn hóa, hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ thảm hoạ thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu,...
Hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục có bước phát triển mới, gắn liền với vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 82).
Đoạn văn 10
“Nằm ở khu vực tranh chấp giữa Xu-đăng và Nam Xu-đăng, trong nhiều năm, Trường cấp 3 A-bi-ê ở trong tình trạng sơ sài, tạm bợ. Đầu năm 2023, nhà trường có thêm phòng học, giếng nước, bể chứa nước, nhà ở cho giáo viên, thư viện, máy phát điện, hệ thống máy tính kèm mạng LAN,.. Theo Hiệu trưởng nhà trường, hiện tại, Trường cấp 3 A-bi-ê có cơ sở vật chất tương đương một trường đại học ở thủ đô Ju-ba, Nam Xu-đăng. Sự thay đổi của Trường cấp 3 A-bi-ê là kết quả tài trợ, giúp đỡ từ Đội Công binh số 1 của Việt Nam - đơn vị tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc tại A-bi-ê, đồng thời là biểu hiện cho thấy bước phát triển mạnh mẽ trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 79).
Đoạn văn 11
“Việt Nam phối hợp với các nước xã hội chủ nghĩa trên diễn đàn quốc tế và đẩy mạnh hợp tác toàn diện, nhất là lĩnh vực kinh tế. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác chặt chẽ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Nhiều hiệp ước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật đã được ký kết. Năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Đối với Trung Quốc, Việt Nam tiến hành đàm phán để giải quyết các xung đột về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 83).
Câu 72:
b. Sau năm 1975, Việt Nam có quan hệ hòa bình, hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.
b. Sau năm 1975, Việt Nam có quan hệ hòa bình, hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.
Đoạn văn 12
“Việt Nam tích cực thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Việt Nam tích cực đấu tranh chống chính sách cấm vận của Mỹ, hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo...; đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản, thành lập cơ quan đại diện ngoại giao ở nhiều nước, gia nhập các tổ chức quốc tế,... Việt Nam tham gia các hoạt động góp phần phát huy vai trò tích cực của Phong trào Không liên kết trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 83).
Đoạn văn 13
“Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập, tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai trên nhiều lĩnh vực, trong đó trọng tâm là giải quyết vấn đề Cam pu-chia. Sau khi Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được ký kết (10 - 1991), Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991), với Mỹ (1995), gia nhập ASEAN (1995),...”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 84).Đoạn văn 14
“Việt Nam trở thành thành viên có trách nhiệm của nhiều tổ chức quốc tế (ASEAN, WTO, Việt Nam ký hiệp định tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN AFTA), ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP)... và nhiều hiệp định quan trọng khác. Việt Nam tích cực triển khai hoạt động đối ngoại tại các tổ chức, diễn đàn, hội nghị đa phương với đối tác trọng tâm có tầm ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực, ưu tiên là kinh tế, quốc phòng - an ninh.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 85).
Đoạn văn 15
“Nhằm hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, nâng cao vị thế đất nước, Việt Nam cam kết tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, thúc đẩy gắn kết cộng đồng thông qua giao lưu văn hóa. Việt Nam tham gia đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu, ký kết Nghị định thư Ki-ô-tô, cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính. Việt Nam tích cực thúc đẩy giao lưu văn hóa với các quốc gia khác thông các lễ hội văn hóa, chương trình ngoại giao văn hóa và trao đổi giáo dục.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 86).
112 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%